Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

[GIẢI THÍCH] Khái niệm, phân tích về môi trường marketing

4/5 (29 đánh giá) 3 bình luận

Hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố này kết hợp với nhau hình thành nên môi trường marketing của doanh nghiệp. Vậy môi trường Marketing là gì? Môi trường bên trong và bên ngoài trong marketing có sự khác biệt như thế nào? Mời bạn cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!  

1. Môi trường Marketing là gì? 

Môi trường Marketing là gì

Môi trường Marketing là gì?

Môi trường Marketing là một tập hợp các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, diễn ra xung quanh việc kinh doanh và có tác động đến hoạt động marketing - tiếp thị tại doanh nghiệp. 

Còn theo Philip Kotler - cha đẻ của ngành Marketing - định nghĩa: “Môi trường Marketing chứa đựng toàn bộ các nhân tố bên ngoài hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, có tác động đến cách quản trị và xây dựng chiến lược truyền thông trong doanh nghiệp với tập khách hàng mục tiêu.

Để nghiên cứu sâu về hoạt động marketing tại mỗi doanh nghiệp, người ta chia môi trường marketing thành 2 loại: 

Các loại môi trường marketing

Các loại môi trường marketing

1.1. Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài (External environment) là môi trường tổng quan chung mà mọi doanh nghiệp hoạt động trên một lãnh thổ, địa phận hay một ngành nào đó đều nằm trong đó. 

Công cụ phân tích: Các nhà quản trị marketing thường dùng xem xét các yếu tố ảnh hưởng qua mô hình PEST hoặc PESTLE:

  • Political - Chính trị
  • Economic - Kinh tế
  •  Social - Xã hội
  • Technological - Công nghệ
  • Legal - Pháp luật 
  • Environmental - Môi trường

1.2. Môi trường nội bộ

Môi trường nội bộ (Internal environment) Llà môi trường bên trong, mang nét đặc trưng riêng có của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm tất các các nhân tố hoặc điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được (Vietnambiz, 2019).

Các thành phần của môi trường nội bộ có tác động đến hoạt động truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp như:

  • Con người
  • Tài chính
  • Máy móc
  • Nguyên vật liệu
  • Thị trường…

Môi trường nội bộ được chia thành 2 loại:

  • Môi trường vĩ mô: Là nơi tiềm ẩn cả cơ hội và thách thức đối với hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp, nó bao gồm các yếu tố tác động đến doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không chủ động kiểm soát được. 
  • Môi trường vi mô: Là các yếu tố tồn tại bên trong hoặc liên quan đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp, giúp tạo nên điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên thị trường mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát.
Tìm hiểu thêm: Bản chất của marketing

2. Môi trường Marketing vĩ mô của doanh nghiệp

Môi trường vi mô  và vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Môi trường vi mô  và vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Trước khi đưa ra chiến lược Marketing, các nhà quản trị phải nhìn nhận thị trường, phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 

2.1. Môi trường marketing vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô trong marketing là một nhân tố thuộc môi trường nội bộ bên ngoài có tác động rất lớn đến chiến lược và định hướng sự thành công của doanh nghiệp (Zorraquino, 2020). 

Bao gồm 6 yếu tố cấu thành như sau: 

  • Nhân khẩu học
  • Kinh tế
  • Văn hóa - xã hội
  • Công nghệ
  • Pháp luật
  • Chính trị
6 yếu tố môi trường vĩ mô trong marketing

6 yếu tố môi trường vĩ mô trong marketing

Phần tiếp theo, Tri Thức Cộng Đồng sẽ phân tích cụ thể từng đặc điểm, vai trò của 6 yếu tố kể trên.

2.2. Nhân khẩu học trong marketing

Môi trường nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm dân số của một cộng đồng địa phương hoặc quốc gia mà có tác động đến thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Bao gồm các yếu tố như:

  • Vị trí địa lý: Đặc điểm phân bổ địa lý, mật độ dân cư, tỷ lệ dân cư thành thị - nông thôn, tỷ lệ nhập cư - xuất cư…
  • Dân cư: Độ tuổi, giới tính, giáo dục, tôn giáo, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh - tử….

Có thể nói nhân khẩu học là nhân tố đầu tiên mà mọi nhà quản trị marketing phải quan tâm, vì nhân khẩu học tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp xác định tập khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ: Xét yếu tố mức thu nhập thuộc đặc điểm dân cư trong nhân khẩu học:

  • Nghiên cứu mức thu nhập trung bình của dân cư mỗi quốc gia giúp các doanh nghiệp nước ngoài quyết định có nên xâm nhập vào thị trường mới hay không. 
  • Chẳng hạn, những thương hiệu xe sang như Mercedes, Audi hay BMW sẽ hướng tới nước có nguồn thu nhập cao.

2.3. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế trong marketing bao gồm các yếu tố về chỉ số của nền kinh tế như:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu
  • Chỉ số lạm phát
  • Tình trạng thất nghiệp
  • Lãi suất ngân hàng
  • Tốc độ đầu tư
  • Cơ cấu chi tiêu
  • Sự phân hóa thu nhập 

Nghiên cứu nền kinh tế trong hoạt động marketing giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy trước các yếu tố về kinh tế trong môi trường hoạt động kinh doanh. 

Môi trường kinh tế trong marketing

Môi trường kinh tế trong marketing

Ví dụ: Đối với người tiêu dùng ở hai miền tổ quốc Việt Nam có tỷ lệ phân chia thu nhập khác nhau:

  • Người miền Bắc chi tiêu cần cân nhắc hơn vì mục tiêu tiết kiệm lâu dài 
  • Người miền Nam sử dụng tỷ lệ lớn thu nhập của mình dành cho chi tiêu hàng ngày. 

Nghiên cứu yếu tố này giúp doanh nghiệp có những chiến lược để hỗ trợ quyết định đặt giá trong marketing. 

2.4. Môi trường văn hóa - xã hội

Môi trường văn hóa - xã hội là các giá trị, quan niệm hay niềm tin của dân cư về văn hóa - xã hội được đa số mọi người sống trong môi trường đó đều hướng tới. Một số yếu tố như:

  • Xu hướng tiêu dùng
  • Mức độ thỏa mãn mua hàng
  • Xu hướng tiêu dùng sản phẩm tự nhiên...

Các giá trị văn hóa - xã hội giữa các quốc gia dân tộc, giữa các nhóm người khác nhau cũng rất khác nhau nên phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp.

Ví dụ: 

  • Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước có tính kỷ luật cao, đặc biệt là thói quen đúng giờ đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. 
  • Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Nhật Bản, đặc biệt là dịch vụ vận tải, thì hết sức phải lưu ý điều này để nâng cao trải nghiệm người dùng và khẳng định uy tín thương hiệu.

2.5. Môi trường tự nhiên

Ngoài con người và kinh tế, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần quan tâm đến môi trường địa lý tự nhiên từ môi trường xung quanh. Các yếu tố trong môi trường tự nhiên mà nhà quản trị marketing có thể nghiên cứu như:

  • Thời tiết, khí hậu
  • Thổ nhưỡng, địa lý
  • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng, nông sản, hải sản…)
  • Các nguồn nhiên liệu (dầu mỏ, than đá, khoáng sản…)

Những yếu tố tự nhiên đang ngày càng được cả nhân loại quan tâm và cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định marketing của doanh nghiệp tại một vùng lãnh thổ, địa bàn nào đó.

Môi trường tự nhiên trong marketing

Ví dụ: 

  • Ngày nay nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo dần cạn kiệt, đồng nghĩa với nguy cơ đối với các nhà kinh doanh nguyên liệu đó càng lớn. 
  • Như xăng dầu dần khan hiếm, khiến giá cả chúng tăng chóng mặt, đó cũng là lúc con người tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

2.6. Môi trường công nghệ

Khi bước chân vào đầu tư ở bất kỳ một lĩnh vực gì, một doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố thuộc môi trường công nghệ như:

  • Mức độ phổ biến
  • Trình độ sử dụng
  • Khả năng áp dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh…

Vì công nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhờ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường tiêu thụ, đồng thời cũng giúp các nhà marketer có những phương pháp thực hiện truyền thông phù hợp. 

Ví dụ: Công nghệ ra đời và phát triển nhanh chóng như hiện nay khiến các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, thay đổi và cải tiến công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng thì mới có thể tiếp tục tồn tại và tiến bước trên thị trường.

2.7. Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm các yếu tố:

  • Hành động, luật pháp của chính phủ
  • Các chính sách công
  • Các hiệp định thương mại giữa các tổ chức, quốc gia
  • Hàng rào thuế quan, mậu dịch

Các nhà tiếp thị và quản lý doanh nghiệp phải hết sức lưu ý đến các yếu tố về môi trường chính trị - pháp luật để nắm rõ tránh vi phạm và đánh giá các tác động từ hành động của chính phủ đến công ty của mình nhằm đưa ra hướng giải quyết đúng đắn.

Ví dụ: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết với luật định cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giày dép may mặc Việt Nam nâng cao sản lượng xuất khẩu của mình.

3. Môi trường vi mô trong Marketing

Sau khi xác định các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, bước tiếp theo nhà quản trị phải thu hẹp phạm vi của mình, tìm hiểu về các yếu tố thuộc môi trường vi mô bên trong doanh nghiệp.

Môi trường vi mô trong marketing

Môi trường vi mô trong marketing

3.1. Môi trường marketing vi mô là gì?

Môi trường marketing vi mô là tập hợp các yếu tố thuộc về môi trường nội bộ hoặc có liên quan đến môi trường nội bộ của công ty, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định thị trường của họ (Zorraquino, 2020). 

Bao gồm 7 yếu tố sau:

  • Khách hàng
  • Nhân viên
  • Nhà cung ứng
  • Nhà phân phối/ bán lẻ
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Cổ đông
  • Chính phủ
  • Công chúng
7 yếu tố môi trường marketing vi mô

7 yếu tố môi trường marketing vi mô

Cụ thể, từng đặc điểm và vai trò của 7 yếu tố kể trên sẽ được Tri Thức Cộng Đồng phân tích trong phần dưới đây.

3.2. Khách hàng

Bao gồm khách hàng đã sử dụng sản phẩm/ dịch vụ tại doanh nghiệp hoặc các khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến. 

Mục tiêu chính của hầu hết các tổ chức doanh nghiệp là làm thỏa mãn tối đa các nhu cầu và mong muốn của mọi khách hàng nhằm mang lại lợi ích cho công ty.

Do đó, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhóm đối tượng này, từ đó nắm chắc các nhiệm vụ như:

  • Xây dựng các chính sách tiếp thị truyền thông 
  • Lên kế hoạch tương tác, lắng nghe - thấu hiểu nhu cầu khách hàng
  • Giao lưu, tương tác và lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng

Trong đó, việc lắng nghe khách hàng và coi trọng các phản hồi góp ý là điều đáng được chú ý hàng đầu nhằm hiểu rõ nhu cầu, đưa ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ với chất lượng tốt nhất làm hài lòng mọi khách hàng. 

3.3. Nhân viên

Bao gồm toàn bộ những người làm trong công ty, hoặc phục vụ đóng góp cho lợi ích của công ty. 

Bất kể tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đều coi trọng nhân viên, bởi nhân sự là “nòng cốt” góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

  • Để ngày càng phát triển chất lượng nhân sự: điều quan trọng nhất cần phải làm thường xuyên chính là công đoạn đào tạo và phát triển nhân lực, đặc biệt là các nhân viên làm trong ngành tiếp xúc với khách hàng nhiều như Marketing.
  • Để nâng cao tinh thần cống hiến và gắn bó của các thành viên: Các doanh nghiệp cần lưu ý đến yếu tố giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên như lương, thưởng, chức vụ… 

3.4. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có thể là một cá nhân hoặc tổ chức cam kết cung cấp hỗ trợ các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, linh kiện, trang thiết bị….

Mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp là quan hệ hai chiều, hai bên phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Điều quan trọng là phải xác định được nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng các điều kiện đề ra của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp của doanh nghiệp

Nhà cung cấp của doanh nghiệp

Đối với nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về hai trường hợp về lợi ích giữa nhà cung cấp và bản thân doanh nghiệp:

  • Trường hợp 1: Duy trì mối quan hệ tốt, hợp tác lâu dài, doanh nghiệp có thể hưởng lợi về chi phí, nhưng sẽ bất lợi về sự tự do khi lựa chọn nguồn đầu vào.
  • Trường hợp 2: Doanh nghiệp lựa chọn chỉ hợp tác với các nhà cung ứng trong một thời gian ngắn, thay đổi linh hoạt nhằm mang đến sự mới mẻ, thoải mái khi lựa chọn, tuy nhiên lại không có lợi về mặt tài chính.

3.5. Nhà bán lẻ và Nhà phân phối (Trung gian marketing)

Đây là nhóm đối tượng về những đối tác trong khâu phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, có thể như các siêu thị, đại lý bán lẻ…

Lợi ích các trung gian marketing giúp doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Dễ dàng hơn khi tìm kiếm, tiếp cận khách hàng 
  • Phân phối hàng hóa với số lượng lớn và địa bàn rộng khắp
  • Liên kết buôn bán giữa các nhà phân phối trong ngành với nhau. 

Vai trò của nhóm đối tượng này là rất quan trọng, và là một trong 4 yếu tố cần xem xét khi thực hiện phân tích môi trường marketing trong doanh nghiệp. Bởi, họ là người thay mặt doanh nghiệp tiếp xúc và lấy góp ý từ khách hàng, giúp phân bổ sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng rộng rãi hơn.

3.6. Đối thủ cạnh tranh

Nhiều người thường có những suy nghĩ tiêu cực khi nhắc về đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy công ty phát triển mạnh mẽ.

Thực tế, các doanh nghiệp rất khó kiểm soát các hành động đến từ nhóm đối tượng này, họ chỉ có thể quan sát và dự đoán để sẵn sàng ứng phó với chúng.

Trong lĩnh vực marketing, các đối thủ cạnh tranh ngày càng thể hiện sức mạnh của mình đến việc chọn lựa chiến lược cho doanh nghiệp, ví dụ như:

  • Lựa chọn thị trường mục tiêu
  • Lựa chọn đối tác, nhà cung cấp 
  • Đề xuất giá cả
  • Chương trình khuyến mại, khuyến mãi…
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

3.7. Cổ đông

Cổ đông là những người chủ sở hữu công ty, nằm trong bộ máy giám đốc lãnh đạo công ty. Mục tiêu hàng đầu của các cổ đông là luôn luôn tìm kiếm và mở rộng lợi nhuận.

Cổ đông không phải là người có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về môi trường marketing như các yếu tố được đề cập ở trên, tuy nhiên mọi hoạt động truyền thông - tiếp thị cần được tiến hành một cách hợp lý nhằm mang lại lợi nhuận cho nhóm đối tượng này.

3.8. Chính phủ

Là các cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoặc cơ quan Chính phủ trực tiếp… Họ đều có tác động đến hoạt động kinh doanh bằng cách ban hành một số chính sách như:

  • Điều tiết giá cả
  • Chính sách tín dụng
  • Chính sách tín dụng
  • Chính sách giáo dục….

3.9. Công chúng

Công chúng là một nhóm tập hợp người khá rộng, chủ yếu là những người hay quan tâm và theo dõi doanh nghiệp, có ý định tìm hiểu thêm về doanh nghiệp.

Trách nhiệm: Đối với công chúng, trách nhiệm của nhà quản trị kinh doanh là nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Do đó, các thiết kế đều cần phải làm tăng phúc lợi cho toàn dân, toàn dân được hưởng.

Đối tượng công chúng

Đối tượng công chúng

Tuy nhiên, những người trong công chúng luôn chia thành hai luồng ý kiến trái chiều nhau, nhiệm vụ của các marketer là:

  • Phải kiểm soát những ý kiến này mà không can thiệp quá sâu
  • Nhưng vẫn giữ mức tương tác đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Phân tích môi trường Marketing cũng là đề tài được rất nhiều sinh viên lựa chọn. Tham khảo thêm 50 Đề Tài Luận Văn Marketing Xuất sắc Nhất 2023 để tìm được đề tài phù hợp với bạn nhé! 

4. Tổng hợp 5 sự khác biệt giữa môi trường vi mô và vĩ mô trong Marketing

Trong quá trình viết luận văn chuyên ngành Marketing, Tri Thức Cộng Đồng phát hiện có rất nhiều trường hợp chưa thể phân biệt rõ môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. 

Để tránh tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay top 5 sự khác biệt giữa hai môi trường này như sau:

 

Môi trường vi mô

Môi trường vĩ mô

Yếu tố cấu tạo

Các đối tượng trong hoặc liên quan đến doanh nghiệp (khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…)

Các đối tượng bên ngoài công ty (kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị…)

Phạm vi tác động

Trực tiếp với công ty (Môi trường nội bộ doanh nghiệp)

Các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành (Môi trường ngành)

Công cụ phân tích

Mô hình SWOT

Mô hình PEST hoặc PESTLE

Tính kiểm soát của doanh nghiệp

Một phần hoặc hoàn toàn

Không thể kiểm soát 

Ứng dụng

Giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp 

Mang đến những cơ hội hoặc thách thức trong hoạt động của doanh nghiệp

Dựa vào những kiến thức trên, bạn có thể tiến hành áp dụng phân tích mô trường vi mô và môi trường vĩ mô trong marketing vào bài luận văn thạc sĩ marketing của bất kỳ 1 doanh nghiệp nào.

5. Ví dụ về môi trường marketing

5.1. Môi trường marketing bên trong: Văn hóa nội bộ công ty

Các yếu tố, lực lượng bên trong của bản thân doanh nghiệp là những nhân tố cơ bản và nền tảng tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Các yếu tố đó là ban lãnh đạo công tycác bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp.

Yếu tố đầu tiên cần tính đến là Ban lãnh đạo công ty. Ban lãnh đạo công ty có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của bộ phận marketing. Các quyết định của bộ phận Marketing phải tuân thủ những nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo đề ra. Các lãnh đạo thường sẽ có những định hướng trong ngắn hạn và dài hạn đối với hoạt động của một công ty, doanh nghiệp. Và dựa vào đó, họ sẽ xem xét, đưa ra những quyết sách phù hợp ở từng thời kỳ.

Ví dụ về môi trường marketing bên trong

Ví dụ về môi trường marketing bên trong

Đôi khi, những quyết định của ban lãnh đạo tại những thời điểm nhất định không tương đồng với đề xuất của bộ phận Marketing. Do đó, bản thân bộ phận Marketing cần phải phát triển khả năng tham mưu, cũng như cần hình thành tư duy và cái nhìn tổng thể về các chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn của công ty, doanh nghiệp. Để từ đó làm cơ sở để nâng cao chất lượng ý kiến tham mưu cho lãnh đạo và điều hành công việc chuyên môn. 

Yếu tố tiếp theo bên trong doanh nghiệp là các bộ phận chức năng khác. Đó có thể là các bộ phận tài chính - kế toán, sản xuất - vật tư, kế hoạch, nghiên cứu phát triển, thiết kế, nhân lực…

Mỗi bộ phận có một chức năng riêng trong mục tiêu chung là phát triển công ty, nâng cao doanh số bán hàng và tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng nếu mục tiêu của bộ phận Marketing không nhận được sự đồng tình của các bộ phận này thì không thể thành công

Ví dụ như bộ phận nhân lực. Nếu bộ phận nhân lực coi công tác Marketing là không quan trọng, thiết yếu, không bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho bộ phận Marketing thì bộ phận Marketing sẽ không có được những nhân sự đủ sức thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch của công ty.

 

Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng

Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng

Tuy nhiên, không nên xem nhẹ tác động của những yếu tố bên trong. Bởi giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong là cơ sở, tiền đề để công ty có thể xử lý tốt những yêu cầu, nhiệm vụ đối với yếu tố bên ngoài. Để đạt được trạng thái ổn định, đoàn kết nội bộ, cần có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm của tất cả các thành phần mà chủ chốt là chỉ đạo hợp lý của Ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, bản thân bộ phận Marketing cần nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.

5.2. Môi trường marketing vĩ mô: Ảnh hưởng của COVID 19

Ví dụ về môi trường marketing vĩ mô

Ví dụ về môi trường marketing vĩ mô

Đại dịch Covid-19 thời gian vừa qua là một ví dụ khá sinh động về yếu tố của môi trường Marketing vĩ mô. Covid-19 xảy ra, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, khiến cho không ngành sản xuất kinh doanh nào không bị ảnh hưởng. 

Khi mà các quốc gia quyết định phong tỏa biên giới, hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Hàng hóa được sản xuất ra không thể được đem vào lưu thông mà phải nằm trong các kho tàng, bến bãi. 

Sau đó, với tình hình phức tạp của dịch bệnh, các nhà máy ngừng hoạt động, công nhân không đi làm, sản xuất bị đình trệ. Hàng loạt những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành phá sản. 

Tất cả các quốc gia, chính phủ và người dân đều cố gắng hết mình để mong kiểm soát được đại dịch, đưa cuộc sống trở lại bình yên. Tuy nhiên, trong một thời gian dài các cố gắng đều trở nên vô nghĩa. 

Đại dịch không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó cũng mở ra những cơ hội cho người biết nắm bắt. Khi mọi người đều phải ngồi ở nhà để tránh dịch, chúng ta thấy xu hướng làm việc online tăng lên. Điều này vô hình trung là một cú hích khá lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây. 

Cơ hội mở ra trong nghịch cảnh của đại dịch Covid 19

Cơ hội mở ra trong nghịch cảnh của đại dịch Covid 19

Thế giới chợt nhận ra chúng ta có thể làm được nhiều việc thông qua internet hơn mình nghĩ. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế cũng ghi nhận sự gia tăng doanh số vượt bậc, khi mà người người, nhà nhà đeo khẩu trang, dùng cồn khử khuẩn, sát khuẩn bằng cloramin B,...  việc nghiên cứu môi trường Marketing vĩ mô giúp doanh nghiệp, người làm Marketing có tầm nhìn dài hạn trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh, chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn đầu tư và phát triển sản phẩm mới.

5.3. Ví dụ về môi trường marketing vi mô

Môi trường marketing vi mô là tập hợp các yếu tố thuộc về môi trường nội bộ hoặc có liên quan đến môi trường nội bộ của công ty, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định thị trường của họ. Môi trường Marketing vi mô bao gồm 7 yếu tố sau: khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, nhà phân phối/ bán lẻ, đối thủ cạnh tranh, cổ đông, chính phủ, công chúng.

Các yếu tố này có tác động khác nhau đến công ty. Ta lấy ví dụ về yếu tố nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể là một cá nhân hoặc tổ chức cam kết cung cấp hỗ trợ các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, linh kiện, trang bi… 

Mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp là quan hệ hai chiều hai bên phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Điều quan trọng là phải xác định được nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng các điều kiện đề ra của doanh nghiệp. 

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến luôn cố gắng xây dựng nhà máy gần những khu vực gần với các nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào, chất lượng cao. Bởi điều này giúp bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru, không bị khan hiếm nguồn cung. 

Với các nguyên liệu có chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hạn chế tôi đa thất thoát trong quá trình sản xuất, cho ra những hàng hóa có giá trị lớn hơn.

Ví dụ về môi trường marketing vi mô

Ví dụ về môi trường marketing vi mô

Trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp cần cân bằng lợi ích giữa nhà cung cấp và bản thân doanh nghiệp mình. Nếu duy trì mối quan hệ tốt, hợp tác lâu dài với nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể hưởng lợi về chi phí, nhưng sẽ bất lợi về sự tự do khi lựa chọn nguồn đầu vào, sẽ phải phụ thuộc vào nhà cung cấp nhiều hơn. 

Ngược lại, nếu doanh nghiệp lựa chọn chỉ hợp tác với nhà cung ứng trong một thời gian ngắn, có sự thay đổi linh hoạt nhằm mang đến sự mới mẻ, thoải mái khi lựa chọn thì doanh nghiệp đôi khi lại không có lợi về mặt tài chính, và gia tăng áp lực phải lựa chọn nguồn hàng. 

Bất kỳ một sự thay đổi nào từ phía nhà cung cấp thì sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói chung và bộ phận Marketing nói riêng. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải luôn có những thông tin chính xác về số lượng, chất lượng, giá cả, tính khác biệt trong hiện tại và tương lai của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phải quan tâm đến thái độ của người cung ứng đối với doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu môi trường marketing là gì và phân tích chi tiết giữa môi trường vi mô và môi trường vĩ mô trong marketing. Đó là những kiến thức hết sức cần thiết đặc biệt trong quá viết luận văn chuyên ngành cũng như công việc sau này. Hãy tìm hiểu thật kỹ về môi trường marketing trong doanh nghiệp, và liên lạc với Tri Thức Cộng Đồng bất cứ khi nào gặp khó khăn để được giúp đỡ.

Tài liệu tham khảo

  1. Vietnambiz. (2019). Môi trường nội bộ là gì? Đặc điểm của môi trường nội bộ. Kiến thức kinh tế. Vietnambiz.vn
  2. Comunicación, Z. S. (2020). Macro environment. Zorraquino. https://www.zorraquino.com/en/dictionary/digital-marketing/what-is-macro-environment.html
Bình luận

3 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

N
Huỳnh Thảo Nhi

Môi trường tự nhiên tác động đến công nghệ xe ôm như grap hoặc goViet như thế nào ạ

reply Trả lời
N
Huỳnh Thảo Nhi

Môi trường tự nhiên tác động đến công nghệ xe ôm như grap hoặc goViet như thế nào ạ

reply Trả lời
H
Lê Đình Nhật Huy

Em đang làm luận văn về đề tài ” Phân tích môi trường vi mô trong MKT” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
H
Lê Đình Nhật Huy

Em đang làm luận văn về đề tài ” Phân tích môi trường vi mô trong MKT” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
H
Đào Thị Huệ

anh ơi, anh có nguồn tài liệu về đề tài này không ạ, anh cho em xin với. em cảm ơn anh.

reply Trả lời
H
Đào Thị Huệ

anh ơi, anh có nguồn tài liệu về đề tài này không ạ, anh cho em xin với. em cảm ơn anh.

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Trường cán bộ Quản lý Giáo dục
Trường cán bộ Quản lý Giáo dục
Viện Khoa học Quản lý Giáo dục
Viện Khoa học Quản lý Giáo dục
Học thạc sĩ điều dưỡng online
Học thạc sĩ điều dưỡng online
Nên học thạc sĩ nghiên cứu hay ứng dụng?
Nên học thạc sĩ nghiên cứu hay ứng dụng?
Thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng
Thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng