Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái niệm, đặc điểm và bản chất của Marketing trong doanh nghiệp

4/5 (11 đánh giá) 4 bình luận

Mục tiêu của marketing thương mại cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp. Do đó, bản chất của marketing đề cập đến vị trí của khách hàng và cách thức tiếp cập khách hàng. Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu kỹ hơn về bản chất marketing và đặc điểm của marketing trong bài viết sau.

Xem thêm:

1. Khái niệm của Marketing

– Marketing là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng để cốt làm sao để bán được hàng và thu được tiền về họ.

– Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.

– Marketing là một dạng hoạt động của con người ( bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.

– Theo E.J McCarthy:

Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của một tổ chức thông qua việc dự đoán các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hoặc người tiêu thụ.

2. Bản chất của Marketing

Mục tiêu của marketing thương mại cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Nghiên cứu marketing và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại.

Như vậy, Thực chất của hoạt động marketing là xác định lại cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng hoạt động kinh tế. Từ đó, sử dụng một cách đồng bộ và khoa học các quan điểm lý thuyết hiện đại về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các quá trình tiếp cận và chinh phục khách hàng để tiêu thụ sản phẩm.

Bản chất của marketing là nó đề cập đến hai vấn đề chính là vị trí khách hàng trong hoạt động thương mại, cách thức tiếp cận và chinh phục khách hàng theo quan điểm định hướng marketing.

Về vị trí của khách hàng trong hoạt động thương mại thì nó đề cập đến hai tư tưởng cơ bản là:

2.1 Vị trí quyết định thuộc về người bán:

+) Quan điểm định hướng sản xuất

+) Quan điểm định hướng bán hàng

– Vị trí quyết định thuộc về người mua:

+) Tư tưởng kinh doanh định hướng khách hàng

+) Tư tưởng kinh doanh định hướng marketing

Bản chất của Marketing
Bản chất của Marketing

Tóm lại, tư tưởng cơ bản của marketing thương mại được mô tả qua ba định hướng cơ bản và ba nguyên tắc cơ bản:

2.2 Ba định hướng cơ bản:

+ Định hướng khách hàng dẫn dắt toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Mọi nỗ lực của doanh nghiệp phải được liên kết.

+ Lợi nhuận không chỉ là bán hàng mà xuất hiện với tư cách là đối tượng tìm kiếm

2.3 Ba nguyên tắc cơ bản.

+ Phải tìm được công việc có ích cho xã hội và nền kinh tế.

+ Phát triển tổ chức ( bộ phận) để tồn tại trong kinh doanh và xây dựng được chiến lược phát triển của nó.

+ Thu được lợi nhuận để tồn tại và phát triển.

3. Vai trò của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên của marketing phải nói đến là giúp doanh nghiệp bán được hàng hoá của mình để thu lợi nhuận nhằm tồn tại và phát triển. Đó cũng là cái đích cuối cùng của doanh nghiệp cần đạt đến.

Bên cạnh đó marketing còn có vai trò thu hút khách hàng bằng những hoạt động xúc tiến như quảng cáo, hội chợ triển lãm, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác.Có thể nói xúc tiến trong marketing sẽ giúp cho các doanh nghiệp:

– Có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại trong và ngoài nước.

– Có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.

– Chiếm lĩnh thị trường tăng sức cạnh tranh.

– Tạo ra cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.

– Bán hàng trở lên dễ dàng hơn.

– Đạt được mục tiêu trong kinh doanh đặt ra.

 Vai trò của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp
Vai trò của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

4. Nội dung của marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

4.1 Xác định cơ hội hấp dẫn

Sản xuất/ kinh doanh cần có cơ hội. Mục tiêu của sản xuất/ kinh doanh trong thực tế chỉ có thể đạt được thông qua khả năng “ vượt” qua các cơ hội cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta (doanh nghiệp) làm một việc gì đó. Trong thương mại, cơ hội xuất hiện khi khách hàng có nhu cầu thỏa mãn một điều gì đó ở doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp nắm bắt lấy nó nhằm phục vụ sự thoả mãn của khách hàng.

Cơ hội kinh doanh hấp dẫn là những khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đủ điều kiện thuận lợi khai thác vượt qua nó để thu lợi nhuận.

Để xác định thời cơ hấp dẫn, cần tiến hành đánh giá cơ hội. Đánh giá cơ hội là quá trình so sánh ưu, nhược điểm của các cơ hội được xác định phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để chọn ra một hoặc một số cơ hội cho phép doanh nghiệp có khả năng khai thác tối ưu điểm mạnh của doanh nghiệp và thuận lợi từ phía môi trường kinh doanh ( và ngược lại, có thể hạn chế đến mức tối đa điểm yếu của doanh nghiệp, yếu tố kìm hãm từ môi trường kinh doanh) nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và phát triển.

4.2 Nghiên cứu thị trường

Trong kinh doanh, cần mô tả thị trường một cách cụ thể hơn từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này dẫn đến yêu cầu hiểu biết về thị trường của doanh nghiệp.

Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để mô tả thị trường của doanh nghiệp.

Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức mô tả và phân loại thị trường của doanh nghiệp thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết. Tuy nhiên, cách thức và mô tả thường được sử dụng để chỉ có thể có hiệu quả và giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát. Mô tả thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát, thị trường của doanh nghiệp gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.

Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp mục tiêu của marketing là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ, của thị trường này đều có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ.

4.3 Phân đoạn thị trường

Dựa vào giới hạn địa lý của thị trường, nhân khẩu, tâm lý, hành vi và sản phẩm cơ bản, doanh nghiệp có thể chia ra các nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng này được gọi là một phân đoạn của thị trường hay một thị trường thành phần. Đặc điểm và yêu cầu đặt ra khi chia nhóm khách hàng, xác định các phân đoạn:

– Nhu cầu và hành vi ứng xử của các thành viên thuộc nhóm khác nhau phải có sự khác biệt đủ lớn.

– Số lượng khách hàng của mỗi nhóm phải đủ lớn để đạt đến hiệu quả khi khai thác cơ hội kinh doanh.

– Lựa chọn chính xác tiêu thức phản ánh sự khác biệt của nhu cầu khách hàng khi sử dụng sản phẩm cơ bản/yếu tố cơ bản hình thành nên sự khác biệt nhu cầu của khách hàng nhằm xác định đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng.

4.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã có kết quả phân đoạn – xác định được các nhóm khách hàng có nhu cầu khác biệt trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định trường mục tiêu của mình. Thị trường mục tiêu có thể là một hay một số trong các phân đoạn thị trường đã được xác định ở trên. Số phân đoạn thị trường được lựa chọn làm thị trường mục tiêu phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và hợp thành thị trường thích hợp của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đặc trưng nhu cầu của các khách hàng trong từng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể lựa chọn, chế tạo sản phẩm hoàn thiện và cách thức phù hợp để đưa ra đáp ứng nhu cầu của khách hàng trọng điểm.

4.5 Định vị

Định vị thị trường còn được gọi là “ xác định vị thế trên thị trường mục tiêu”. Marketing luôn coi định vị thị trường là chiến lược chung nhất, chi phối mọi chương trình marketing được áp dụng ở thị trường mục tiêu.

Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá  trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hàng mục tiêu.

Thực chất của việc triển khai một chiến lược định vị thị trường chính là xác định cho sản phẩm và doanh nghiệp một vị trí nhất định trên thị trường mục tiêu sao cho nó có một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng ( khách hàng có thể nhận thức và đánh giá được về sản phẩm của doanh nghiệp) và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường mục tiêu.

4.6 Lựa chọn chiến lược

Lập chiến lược kinh doanh theo quan điểm marketing của công ty là một quá trình quản trị nhằm tạo ra và duy trì sự ăn khớp về chiến lược giữa các mục tiêu và khả năng của công ty với các cơ hội marketing đầy biến động.

Cần phải nhấn mạnh từ “ chiến lược” ở đây không phải lúc nào cũng đồng nghĩa hoàn toàn với từ “ dài hạn” mà nó thể hiện những cố gắng của công ty nhằm đạt tới một vị trí mong muốn xét trên vị thế cạnh tranh và sự thay đổi của hoàn cảnh.

Như vậy, quá trình lập chiến lược kinh doanh theo quan điểm marketing của một công ty là sự thể hiện của việc tìm hiểu và nhận biết những yếu tố môi trường marketing bên ngoài, đánh giá những điều kiện và khả năng bên trong của công ty để soạn thảo các chiến lược kinh doanh nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định.

4.7 Chính sách marketing mix

Marketing mix là việc sắp xếp, phối hợp các yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến mà doanh nghiệp sử dụng tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đã hoạch định.

4.8 Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing

Thông qua xác định các chỉ tiêu:

– Doanh số và khối lượng hàng hoá bán ra;

– Tỷ phần thị trường; tỷ lệ chi phí marketing so với doanh số bán;

– Các tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu, vốn, chi phí kinh doanh;

– Mức độ hài lòng của khách hàng;

– Khả năng sinh lời của các hoạt động marketing

Để đánh giá mức độ nỗ lực của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Hy vọng bài viết “Khái niệm, đặc điểm và bản chất của Marketing” này sẽ giúp bạn học tập tập tốt hơn.

Nguồn:  trithuccongdong.net

Bình luận

4 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

A
Nguyễn thị Quế Anh

Cho em hỏi nguồn gốc về khái niệm của marketting

reply Trả lời
A
Nguyễn thị Quế Anh

Cho em hỏi nguồn gốc về khái niệm của marketting

reply Trả lời
A
Trần Tú Anh

Chào anh chị, có tài liệu nào về luận văn với đề tài tương tự ntn không ạ, Cho e xin tham khảo với ạ

reply Trả lời
A
Trần Tú Anh

Chào anh chị, có tài liệu nào về luận văn với đề tài tương tự ntn không ạ, Cho e xin tham khảo với ạ

reply Trả lời
T
Nguyễn Trà

Em đang làm luận văn về đề tài ” Đặc điểm của marketing” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
T
Nguyễn Trà

Em đang làm luận văn về đề tài ” Đặc điểm của marketing” . Cho e xin ít tài liệu hoặc luận văn mẫu để tham khảo với ạ

reply Trả lời
L
Thái Lộc

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài " Vai trò của Marketing trong ngành du lịch" anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
L
Thái Lộc

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài " Vai trò của Marketing trong ngành du lịch" anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Trường cán bộ Quản lý Giáo dục
Trường cán bộ Quản lý Giáo dục
Viện Khoa học Quản lý Giáo dục
Viện Khoa học Quản lý Giáo dục
Học thạc sĩ điều dưỡng online
Học thạc sĩ điều dưỡng online
Nên học thạc sĩ nghiên cứu hay ứng dụng?
Nên học thạc sĩ nghiên cứu hay ứng dụng?
Thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng
Thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng