Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tải ngay 20 mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững mới nhất

3/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Giảm nghèo một cách bền vững là mục tiêu quan trọng luôn được ưu tiên ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Dưới đây là 20 mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững mới nhất và được đánh giá cao từ hội đồng giám khảo.

1. 5 mẫu luận văn thạc sĩ chủ đề kinh tế chính trị

1.1 Mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị 1

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Trần Thanh Tâm đã viết bài Luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với chủ đề nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Tóm tắt

  • Với hơn 548 lượt tải, đây là một trong những bài luận văn hot của chủ đề này trong thời gian gần đây. Quận Tân Bình là quận ven thành phố, đang trong quá trình đổi mới, đô thị hóa nhanh nên có nhiều áp lực, các việc phức tạp phát triển theo. 
  • Với những vấn đề như diện tích rộng, cư dân nhập cư ngày càng tăng, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Tân Bình đòi hỏi phải có những chính sách khoa học và thống kê đầy đủ. 
  • Trong bài luận văn này tác giả đã đưa ra những đóng góp và giải pháp rất sáng tạo, có tính ứng dụng cao để áp dụng vào thực tiễn tại địa bàn quận.

Link tải mẫu: Tại đây

Xem ngay: luận văn thạc sĩ hành chính công

1.2 Mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị 2

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với đề tài liên quan đến nguồn vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình của tác giả Nguyễn Thị Minh Hòa.

Tóm tắt

  • Thạc sĩ Minh Hòa của trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng vốn ODA và vai trò của nó trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững tại tỉnh Ninh Bình. 
  • Từ đó đề xuất các giải pháp cũng như phương hướng nhằm nâng cao vai trò cũng như phát huy tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn ODA trong việc giảm tỷ lệ các hộ nghèo và phát triển kinh tế tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Link tải mẫu: Tại đây

1.3 Mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị 3

Tên đề tài

  • Luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Hồng Sâm.

Tóm tắt

  • Trong bài luận văn này tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình giảm nghèo ở huyện Ứng Hòa từ năm 2009 đến năm 2013. Bài luận sử dụng phương pháp nghiên cứu về nội dung, không gian và thời gian. 
  • Để trình bày ý tưởng của mình tác giả đã viết cụ thể, chi tiết qua 4 chương:
    • Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về giảm nghèo bền vững
    • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu vấn đề giảm nghèo bền vững
    • Chương 3: Thực trạng giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
    • Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Link tải mẫu: Tại đây

1.4 Mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị 4

Tên đề tài

  • Đề tài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Thanh Hóa của tác giả Lê Thị Khang.

Tóm tắt

  • Trong bài luận văn này tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các phương pháp nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra đóng góp, giải pháp cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo tại Thanh Hóa. 
  • Bài luận văn tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chính:
    • Điểm lại quá trình nhận thức về đói nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta.
    • Đánh giá thực trạng đói nghèo, nguyên nhân của nó và kết quả xóa đói giảm nghèo, rút ra kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua ở Thanh Hóa.
    • Đề xuất định hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo trong thời gian từ tới ở Thanh Hóa.

Link tải mẫu: Tại đây

1.5 Mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững chủ đề kinh tế chính trị 5

Tên đề tài

  • Đề tài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với chủ đề về nâng cao vai trò của nhà nước ở Lạng Sơn của tác giả Tạ Đức Thanh.

Tóm tắt

  • Trong bài luận văn này tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích để tìm ra đáp án cho câu hỏi “Nhà nước có vai trò gì trong hoạt động xóa đói giảm nghèo và giải pháp nào cho việc nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn?”. 
  • Dù biết rằng khi nhà nước sử dụng các biện pháp hỗ trợ đơn thuần sẽ dẫn đến sự ỷ lại của người nghèo nhưng muốn các hộ nghèo nhận thức được vấn đề nghèo đói và có ý thức phấn đấu vươn lên thì trước tiên cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.

Link tải mẫu: Tại đây

- Link này bao gồm 5 mẫu luận văn

https://drive.google.com/drive/folders/1TndcymZfvTYi9oAp0WI1OzXNCpfui7qT?usp=sharing

2. 5 mẫu luận văn thạc sĩ chủ đề kinh tế nông nghiệp

Mẫu luận văn thạc sĩ chủ đề kinh tế nông nghiệp

Mẫu luận văn thạc sĩ chủ đề kinh tế nông nghiệp

2.1. Mẫu 1

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn của tác giả Nguyễn Hữu Đạt - Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên.

Tóm tắt

  • Để giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo miền núi cũng như để họ không tái nghèo là một vấn đề vô cùng nan giải. Chính vì vậy để thực hiện thành công mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện Bắc Sơn, nâng cao mức sống nơi đây, tác giả Hữu Đạt đã nghiên cứu và viết bài luận văn này. 
  • Đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện, đột phá, được hội đồng đánh giá như một lối đi riêng, sáng tạo cho vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng này.

Link tải mẫu: Tại đây

2.2. Mẫu 2

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Trần Đình Thìn đã viết bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Tóm tắt

  • Từ việc nghiên cứu thực tiễn huyện Đồng Hỷ, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và viết bài luận văn nhằm hoàn thành 3 mục tiêu:
    • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều.
    • Đánh giá thực trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
    • Đề xuất các giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Link tải mẫu: Tại đây

2.3. Mẫu 3

Tên đề tài

  • Đề tài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên của tác giả Nguyễn Ngọc Thể.

Tóm tắt

  • Qua nhiều thập niên chuẩn nghèo được xác định dựa trên tiêu chí thu nhập. Nhưng thực tế nhiều trường hợp không phải nghèo về thu nhập nhưng lại khó khăn về các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin. 
  • Do đó để công bằng và có thể giảm nghèo bền vững, hiệu quả nhà nước đã ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn mới. Sau quá trình đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đã đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Mường Ảng trong thời gian tới.

Link tải mẫu: Tại đây

2.4. Mẫu 4

Tên đề tài

  • Tác giả Lê Thanh Sơn đã viết bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Tóm tắt

  • Trong bài luận văn tác giả đã sử dụng 3 phương pháp chính để phân tích tình hình thực tế các hộ nghèo tại huyện Nho Quan: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích. 
  • Sau khi nghiên cứu và phân tích bài luận văn được tác giả trình bày chi tiết, cụ thể qua 3 chương:
    • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đề tài nghiên cứu
    • Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
    • Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Link tải mẫu: Tại đây

2.5. Mẫu 5

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn của tác giả Đỗ Đình Huy.

Tóm tắt

  • Trong nhiều năm qua, công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Pác Nặm được chính quyền địa phương coi là nhiệm vụ thiết yếu, trọng tâm và dồn nhiều quan tâm chú ý. Qua 3 năm từ 2017 đến 2019 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chỉ còn 35,11%. Luận văn đã phân tích và chỉ ra các nguyên nhân gây ra nghèo tại huyện Pác Nặm và đưa ra 5 nhóm giải pháp để cải thiện tình hình.

Link tải mẫu: Tại đây

- Link này bao gồm 5 mẫu luận văn: https://drive.google.com/drive/folders/1HZN2XxdDFAIlTr4V_Iy41CWZEGU7ss2v?usp=sharing

3. 5 mẫu luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn

Mẫu luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn

Mẫu luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn

3.1. Mẫu 1

Tên đề tài:

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với chủ đề thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai của tác giả Phạm Tiến Nam.

Tóm tắt:

  • Hiện nay huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và tiêu chí về môi trường vẫn còn lạ lẫm, chưa được nghiên cứu sâu. Huyện Văn Bàn có rất nhiều thế mạnh về các tài nguyên nên đón nhận được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư. 
  • Tuy nhiên ý thức người dân còn hạn chế cộng với việc các doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết trên hợp đồng nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. 
  • Xuất phát từ thực tế đó, thạc sĩ Tiến Nam đã viết bài luận văn này nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường trên mảnh đất giàu tài nguyên này.

Link tải mẫu: Tại đây

Xem thêm bài viết: 10+ mẫu luận văn thạc sĩ chính sách công kèm 20 đề tài "HAY NHẤT"

3.2. Mẫu 2

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Hoàng Thị Huyền Trang đã viết bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Tóm tắt

  • Trong những năm gần đây, đi cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện Chiêm Hóa, áp lực đối với đất đai cũng tăng lên. Thạc sĩ Huyền Trang đã viết bài luận nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
  • Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
  • Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
  • Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp bền vững.

Link tải mẫu: Tại đây

3.3. Mẫu 3

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững  về thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn của tác giả Hoàng Minh Nguyệt.

Tóm tắt

  • Thành phố Bắc Kạn là nơi nhận được nhiều ưu ái của thiên nhiên, vô cùng thuận lợi cho canh tác, sản xuất rau. Tuy vậy thực tế người dân Bắc Kạn đang phải đối mặt với thực trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có kế hoạch, sản lượng tiêu thụ bấp bênh. 
  • Vì vậy tác giả đã viết bài luận này để giúp hệ thống, làm rõ tình hình thực tế sản xuất, tiêu thụ rau và đưa ra giải pháp giúp phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố.

Link tải mẫu: Tại đây

3.4. Mẫu 4

Tên đề tài

  • Tác giả Hoàng Trường Sơn đã viết luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với chủ đề giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Tóm tắt

  • Trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo Khẩu Tan Đón trong thời gian vừa qua, tác giả đã nghiên cứu viết bài luận văn với 3 chương chính. Đưa ra các giải pháp quy hoạch vùng sản xuất, cách sử dụng vốn đầu vào, quảng bá chất lượng…để giúp quảng bá gạo Khẩu Tan Đón và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
    • Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
    • Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
    • Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Link tải mẫu: Tại đây

3.5. Mẫu 5

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững  với chủ đề thực trạng và giải pháp tăng thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Bắc Kạn của tác giả Nguyễn Duy Diệp.

Tóm tắt

  • Trong bài luận văn này tác giả Duy Diệp đã tiến hành phân tích và hoàn thành 3 mục tiêu chính:
  • Đánh giá thực trạng một số nguồn lực chủ yếu của hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại thành phố Bắc Kạn
  • Phân tích yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, bất cập tác động đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại địa phương
  • Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố

Link tải mẫu: Tại đây

- Link này bao gồm 5 mẫu luận văn: https://drive.google.com/drive/folders/1LZNez2K1JGOFDJgTf6eLfUHAy5dw80jF?usp=sharing

4. 5 mẫu luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững chủ đề quản lý công

4.1. Mẫu 1

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với vai trò của quản lý Nhà nước từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình của tác giả Lê Thị Hồng Nhung tại Học viện hành chính quốc gia.

Tóm tắt

  • Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nghèo bền vững, tác giả đã phân tích tình hình thực tế và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong vấn đề giảm nghèo bền vững tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Link tải mẫu: Tại đây

Xem thêm mẫu khác về luận văn thạc sĩ quản lý công

4.2. Mẫu 2

Tên đề tài

  • Chủ đề luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững về vai trò quản lý của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước của tác giả Trần Thị Bích Lệ.

Tóm tắt

  • Việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số ở huyện Lộc Ninh tuy có kết quả song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng, hiệu quả của công tác giảm nghèo chưa cao và thiếu tính bền vững. Không những người dân không được hưởng thụ hết các chính sách của chính phủ mà còn lãng phí thời gian, công sức của mọi người. 
  • Vì vậy tác giả đã quyết tâm nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng vì sao nhà nước có nhiều chương trình, dự án cho vùng như vậy mà kết quả không cao. Trong bài luận văn tác giả đã đưa ra các đề xuất, phương pháp với mong muốn đóng góp, cải thiện tình hình này.

Link tải mẫu: Tại đây

4.3. Mẫu 3

Tên đề tài

  • Thạc sĩ Vương Thúy Điệp đã viết luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với vai trò của quản lý nhà nước tại địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 

Tóm tắt: 

  • Dựa trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về giảm nghèo bền vững, trong bài luận văn tác giả đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ như sau:
  • Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời chỉ ra những thành tựu đạt được và hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
  • Đề xuất các giải pháp, kiến nghị tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Link tải mẫu: Tại đây

4.4. Mẫu 4

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với vai trò của quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang của tác giả Liêu Khắc Dũng.

Tóm tắt

  • Đói nghèo luôn là vấn đề nóng bỏng và cấp bách đối với các quốc gia. Ngoài những đặc điểm thuận lợi như: nằm trong vùng kinh tế thuận lợi, là nơi có tiềm năng phát triển đánh bắt hải sản, phát triển du lịch, tăng cường xuất nhập khẩu, nhận thức của các hộ nghèo chuyển biến tích cực. 
  • Thị xã Hà Tiên cũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: người dân vẫn có thói quan phát triển nông nghiệp trong khi địa hình không thích hợp, cơ sở hạ tầng xuống cấp, không đồng bộ, đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp. 
  • Với những lý do đó tác giả Khắc Dũng đã viết bài luận văn này để góp phần đóng góp thêm các biện pháp tích cực giúp phát triển tình hình kinh tế Hà Tiên, giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo nơi đây.

Link tải mẫu: Tại đây

4.5. Mẫu 5

Tên đề tài

  • Bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững với vai trò của quản lý nhà nước tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Đinh Hải Triều Học viện Hành chính quốc gia.

Tóm tắt: 

  • Tác giả đã phân tích rõ tình hình thực trạng và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề trong 3 chương của luận văn:
  • Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại cấp huyện
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Link tải mẫu: Tại đây

- Link này bao gồm 5 mẫu luận văn: https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1ODW8Jp_Q5kGeIvPxosdIEnBgDvxvBSLd

5. Kinh nghiệm làm bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững

Kinh nghiệm làm bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững

Kinh nghiệm làm bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững

Để viết luận văn thạc sĩ cần vận dụng rất nhiều kỹ năng mà không phải ai cũng biết, sau đây mời các bạn cùng tham khảo.

5.1 Chọn đề tài

Chọn đề tài là viên gạch quan trọng đầu tiên để xây móng vững chắc cho toàn bộ quá trình làm bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững của bạn. Việc chọn đề tài phù hợp và hay chính là yếu tố cốt lõi để có một bài luận thành công. Vì vậy bạn hãy cố gắng để nghĩ ra chủ đề có tính mới và ứng dụng tốt thì các giám khảo hội đồng mới thấy hứng thú.

5.2 Nghiên cứu

Sau khi chọn được đề tài bạn cần bắt đầu tìm kiếm các tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho các lập luận, ý tưởng trong bài luận văn của mình. Hãy “lục lọi” trong thư viện trường hay các thư viện lớn quanh bạn để nghiên cứu thật kỹ lưỡng về đề tài mình đang viết.

Bài viết của bạn phải là nguyên bản, không sao chép. Nhưng bạn nên đề cập đến các nghiên cứu liên quan đến đề tài trước đó trong bài viết của mình để mang tính tham khảo.

5.3 Lập luận và phương pháp nghiên cứu

Bài luận văn là công trình đòi hỏi lượng chất xám rất lớn do đó việc sắp xếp các ý tưởng, lập luận sao cho logic, có trật tự cũng là điều vô cùng quan trọng mà các bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. 

Để tránh việc gây khó hiểu cho giáo viên bạn cần viết ra mục đích của các tài liệu trong nghiên cứu của mình ngay từ đầu. Ngoài việc phân tích các nghiên cứu có sẵn, bạn cũng cần đưa ra ý tưởng, phương pháp hay lập luận mới của bạn thân, điều này sẽ là điểm cộng trong bài luận văn của bạn.

5.4 Tài liệu tham khảo

Danh mục trích dẫn và tài liệu tham khảo là hai phần mà bất kỳ bài luận văn nào cũng cần có để bài viết được sát với thực tế. Bạn sẽ cần thống kê và ghi chú lại một cách rõ ràng, chính xác, tránh trường hợp thiếu sót tất cả các tài liệu và trích dẫn dùng đến khi viết luận văn.

Ngoài ra bạn còn cần cân nhắc về chất lượng nguồn tài liệu tham khảo. Một bài luận văn được đánh giá cao thì cũng cần sử dụng những trích dẫn tốt, chất lượng.

5.5 Trình bày bố cục

Bố cục là phần quan trọng và không thể bỏ qua khi viết luận văn. Nó như xương cột sống trong quá trình viết bài. Tùy theo nội dung và lĩnh vực nghiên cứu mà bài luận văn sẽ chia thành số chương khác nhau. 

Một bài luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững có bố cục trình bày rõ ràng, sẽ giúp giám khảo dễ đọc, nhanh chóng nhận ra nội dung chính và nhận được cảm tình từ hội đồng. Bạn cần chú ý thêm cả về cách trích dẫn, điều này giúp bạn tránh khỏi việc bị trừ điểm bởi những lỗi nhỏ nhặt.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ luận văn của chúng tôi qua Gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được nhận giá luận văn thạc sĩ trực tiếp.

Trên đây Tri Thức Cộng Đồng đã chia sẻ 20 mẫu luận văn thạc sĩ về giảm nghèo bền vững tiêu biểu nhất hiện nay. Những bài luận mẫu đa dạng chủ đề và có link tải miễn phí. Hy vọng các bạn sẽ tìm ra được đề tài ưng ý cũng như những ý tưởng mới cho bài luận văn của mình.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?