Tải Tiểu Luận Về Bạo Hành Gia Đình Miễn Phí, Chọn Lọc
Bạo hành gia đình đang trở thành một vấn nạn lớn trong xã hội và là đề tài nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết tiểu luận về bạo hành gia đình đúng chuẩn cũng như cung cấp mẫu bài tiểu luận hay cho phép tải về miễn phí để bạn có thể dễ tham khảo và áp dụng.
Mục lục
1. Giới thiệu bài tiểu luận về bạo hành gia đình
Giới thiệu về tiểu luận bạo hành gia đình
Tiểu luận về bạo hành gia đình là chủ đề nghiên cứu chưa bao giờ hết “nóng” đối với các sinh viên thuộc nhóm ngành Xã hội - Nhân văn như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học và Triết học.
Dưới đây là 5 dạng đề tài tiêu biểu về chủ đề này bạn có thể lựa chọn:
- Phân tích thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp cải thiện
- Ảnh hưởng của bạo hành gia đình với trẻ và đề xuất giải pháp khắc phục
- Bạo hành trẻ em trong gia đình và cách xử lý các tình huống bạo hành trẻ em
- Hậu quả của bạo hành gia đình và các biện pháp phòng ngừa
- Bạo hành gia đình và hoạt động tuyên truyền về phòng chống bạo hành gia đình
2. Download mẫu tiểu luận bạo lực gia đình
Tri Thức Cộng Đồng luôn mong muốn chia sẻ các bài mẫu tham khảo đáp ứng các tiêu chí:
- Nội dung đầy đủ, độc đáo và chất lượng.
- Tài liệu nghiên cứu mới và được cập nhật liên tục.
- Dạng file DOC hoặc PDF cho phép người xem tải về hoàn toàn miễn phí.
Dưới đây là mẫu tiểu luận với đề tài “Tìm hiểu về thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay” của sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn Tâm lý quản lý nghiên cứu thực hiện vào năm 2014.
- Nội dung đề tài: Tìm hiểu về thực trạng tình hình bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay, đánh giá vấn đề nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân, giải pháp cải thiện. Từ đó, nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề và vận dụng kiến thức vào cuộc sống để cải thiện mối quan hệ gia đình.
Xem và tải tài liệu miễn phí TẠI ĐÂY
3. Cấu trúc bài tiểu luận
Cấu trúc bài tiểu luận về bạo hành gia đình
Cấu trúc bài tiểu luận thường gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Phần mở đầu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Nội dung nghiên cứu
- Chương 4: Phần kết luận
3.1. Chương 1: Phần mở đầu
Bạn sẽ giới thiệu khái quát về đề tài tiểu luận nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của đề tài. Đồng thời nhận diện mục đích, phạm vi nghiên cứu và chỉ ra các nội dung chính của bài để người đọc hình dung được những gì bạn sẽ đề cập trong toàn bài.
Phần mở đầu thường gồm 5 nội dung sau:
- Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)
- Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Bố cục của luận văn
3.2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Dựa vào cơ sở lý thuyết, bạn có thể triển khai nội dung, đưa ra các lý luận và phân tích đúng hướng và đạt hiệu quả. Đồng thời, người đọc sẽ đánh giá được độ xác thực và tin cậy của nguồn tài liệu cũng như mức độ đầu tư nghiên cứu của bạn.
Phần cơ sở lý thuyết trình bày các nội dung tiêu biểu sau:
- Các khái niệm liên quan
- Các mô hình và các giả thuyết liên quan
- Các quan điểm của các nhà khoa học, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới
- Các chỉ tiêu đánh giá vấn đề
Ví dụ về cách trích dẫn nội dung trong chương cơ sở lý thuyết đúng chuẩn như sau:
Ví dụ 1: Khái niệm về gia đình
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, gia đình được định nghĩa như sau: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo luật định.
Ví dụ 2. Khái niệm về bạo lực gia đình
"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình." (Theo Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, 2007)
Bạn có thể tham khảo chi tiết và đầy đủ hơn về nội dung phần Cơ sở lý thuyết trong bài tiểu luận về bạo hành gia đình TẠI ĐÂY
3.3. Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Đây là chương quan trọng nhất trong bài tiểu luận. Tùy theo từng đề tài cụ thể của bài tiểu luận về bạo hành gia đình, bạn sẽ lựa chọn khía cạnh, nội dung quan trọng phù hợp để tập trung phân tích kỹ hơn.
Nhìn chung bạn cần đảm bảo 3 nội dung chính:
- Nêu đánh giá khái quát về chủ đề nghiên cứu (thực trạng của vấn đề).
- Tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó.
- Nêu lên các kết quả/hậu quả của vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ với đề tài “Phân tích thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp cải thiện”, nội dung cần trình bày như sau:
- Thực trạng bạo hành gia đình ở Việt Nam hiện nay
Dẫn chứng các số liệu thống kê về tình trạng bạo hành gia đình ở nước ta hiện nay cũng như dẫn chứng các trường hợp xảy ra trong thực tế có hậu quả nghiêm trọng được đăng trên báo chí, truyền thông.
- Nguyên nhân của bạo hành gia đình
Nguyên nhân khách quan
- Sự căng thẳng về nguồn kinh tế của gia đình
- Sự ảnh hưởng của văn hóa - xã hội, tư tưởng về bất bình đẳng giới
- Hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả
Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức sai lệch từ phía các thành viên trong gia đình như: sự cam chịu, chấp nhận hành vi bạo lực từ người vợ hay tính gia trưởng, thích thể hiện quyền lực của người chồng
- Thiếu kiến thức về bạo lực gia đình, bảo vệ quyền lợi cho bản thân
- Mối quan hệ trong gia đình không bền chặt, thiếu sự yêu thương và tin cậy giữa các thành viên
- Hậu quả của bạo hành gia đình
- Về thể xác
Bạo hành gia đình gây thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể tàn tật hoặc thậm chí liên quan đến tính mạng.
- Về tinh thần
Nạn nhân của bạo hành gia đình luôn có tâm trạng tiêu cực, suy nhược, tinh thần không ổn định, có thể dẫn đến trầm cầm hay có ý định tự tử.
- Về mặt xã hội
Tình trạng bạo hành gia đình phá vỡ các giá trị tốt đẹp được giữ gìn và lưu truyền từ xưa đến nay, xuất hiện các tệ nạn xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
- Về mặt giáo dục
Tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em gây khó khăn cho sự phát triển nền giáo dục.
- Về mặt kinh tế
Tác động tiêu cực đến lực lượng lao động gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của gia đình nói riêng và của xã hội nói chung.
3.4. Chương 4: Phần kết luận và đề xuất giải pháp
Phần kết luận đóng vai trò kết thúc bài tiểu luận của bạn. Do vậy, bạn nên viết một kết luận ngắn gọn, cô đọng nhất và tìm cách liên kết với tên đề tài giúp người đọc nhận định lại vấn đề được nghiên cứu.
Các nội dung chính cần trình bày trong phần kết luận:
- Tổng hợp lại các nội dung chính đã trình bày ở các chương trước đó.
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Những kết quả đạt được, nội dung chưa hoàn thành tốt (nếu có).
- Gợi ý hướng phát triển nghiên cứu vấn đề trong tương lai.
Ví dụ 3 giải pháp phòng, chống bạo hành gia đình ở Việt Nam dưới dây:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng gia đình văn hóa và phòng chống bạo lực gia đình để nâng cao nhận thức của người dân.
Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống luật pháp rõ ràng, chặt chẽ về bạo lực gia đình và có biện pháp xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm.
Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác quản lý của chính quyền địa phương để kịp thời hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, đồng thời bảo vệ và hỗ trợ kịp thời nạn nhân của bạo lực gia đình.
4. Tổng hợp 4 lưu ý khi trình bày tiểu luận bạo lực gia đình
Tổng hợp 4 lưu ý khi trình bày tiểu luận về bạo hành gia đình
Giống như các bài tiểu luận khác, khi trình bày tiểu luận về bạo lực gia đình, bạn cần chú ý 4 điều sau để bài viết của mình thêm chỉn chu, ấn tượng và đạt điểm cao.
4.1. Trình bày hình thức theo đúng định dạng chuẩn
Tùy theo yêu cầu của từng trường mà có các quy định về hình thức trình bày khác nhau. Nếu trường không yêu cầu, bạn có thể trình bày tiểu luận theo chuẩn dưới đây:
- Khổ giấy A4 đứng
- Kiểu chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13 (phần nội dung)
- Lề trên và lề dưới: 2.0 - 2,5cm; lề phải: 2,0cm; lề trái: 3.0 - 3,5cm.
- Giãn dòng: 1,5 lines
- Đánh dấu số trang
- Chú thích hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ
4.2. Nội dung ngắn gọn, mạch lạc, thống nhất
Tiểu luận cũng giống như luận văn hay bài nghiên cứu khoa học nhưng có quy mô nhỏ hơn. Do vậy, bạn cần viết nội dung cô đọng, rõ ràng, đi đúng trọng tâm của đề tài.
- Tùy theo quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài của bài để viết cho phù hợp. Thông thường, độ dài của một bài tiểu luận tối đa 30 trang (không tính phụ lục).
- Trong chương cơ sở lý luận, bạn cần chọn lọc ra các ý chính, quan trọng và có liên quan đến nội dung của các chương sau để viết. Không sao chép toàn bộ lý thuyết để tránh viết dài dòng, lan man.
4.3. Bố cục rõ ràng, đầy đủ
Một bài tiểu luận có nội dung đầy đủ bao gồm các phần được trình bày theo thứ tự như sau:
- Trang bìa
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh sách bảng biểu, sơ đồ
- Danh mục viết tắt
- Nội dung chính bao gồm 4 chương theo cấu trúc trên
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
4.4. Tuân thủ theo cách viết tài liệu tham khảo chuẩn APA
Dựa vào tài liệu tham khảo, người đọc có thể đánh giá được độ tin cậy và tính xác thực của nguồn tài liệu mà bạn sử dụng trong bài. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng bản quyền dành cho tác giả.
Vì thế, danh mục tài liệu tham khảo cần được trình bày rõ ràng, đúng chuẩn, dễ nhìn theo quy tắc như sau:
- Ghi theo thứ tự ngôn ngữ tiếng việt trước, tiếng nước ngoài sau; và theo trình tự chữ cái Alphabet theo tên của tác giả
- Mỗi tài liệu bao gồm thông tin được sắp xếp theo trình tự: Số thứ tự, họ tên tác giả, năm xuất bản (năm phát hành), tên tài liệu, nguồn tài liệu (nơi xuất bản, nhà xuất bản sách; tên tạp chí, báo, trang web; số tập tạp chí; số trang; thông tin truy cập)
Trên đây là những chia sẻ của Tri Thức Cộng Đồng về cấu trúc bài tiểu luận về bạo hành gia đình hoàn chỉnh, các lưu ý khi viết bài cũng như mẫu bài tiểu luận hay mà bạn có thể tải về máy để tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích và đem đến kết quả tốt nhất cho bạn.
0 bình luận
Sắp xếp: Mới nhất