Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Cách Làm Đề Cương Tiểu Luận Chi Tiết (Kèm Mẫu)

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Khi viết tiểu luận, xây dựng đề cương là một bước vô cùng cần thiết nhưng lại thường bị nhiều người bỏ qua khiến bài luận không chặt chẽ và không đạt chất lượng tốt nhất. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ giới thiệu với bạn cách làm đề cương tiểu luận chi tiết và hiệu quả nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

>>>Xem thêm bài viết liên quan:

+ Mẫu Lời Mở Đầu Tiểu Luận Các Ngành Mới Nhất

Mẫu mục lục tiểu luận

1. Tải miễn phí 3 mẫu đề cương tiểu luận

Khi làm tiểu luận, rất nhiều bạn bỏ qua bước lập đề cương tiểu luận vì cho rằng bước này là thừa thãi. Tuy nhiên, chính việc lập dàn ý cho bài tiểu luận mới chính là chìa khóa giúp bài luận của bạn đạt điểm cao. Tham khảo các mẫu sau ngay nhé!

1.1. Mẫu đề cương tiểu luận triết học cao học

Sau đây, Tri Thức Cộng Đồng giới thiệu mẫu tham khảo đề cương tiểu luận triết học cao học. 

Chủ đề: Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.

Tên đề tài: Vận dụng quan điểm trong triết học Mác - Lênin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Mẫu đề cương tiểu luận triết học

Mẫu đề cương tiểu luận triết học

Link tải: Mẫu đề cương tiểu luận triết học cao học

1.2. Mẫu đề cương tiểu luận kinh tế chính trị

Tên đề tài: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu ở Việt Nam.

Nội dung đề cương: Bài tiểu luận có kết cấu nội dung trình bày về: Lý luận chung, quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hóa hình thức sở hữu ở Việt Nam.

Mẫu đề cương tiểu luận kinh tế chính trị

Mẫu đề cương tiểu luận kinh tế chính trị

Link tải: Mẫu đề cương tiểu luận kinh tế chính trị

1.3. Đề cương tiểu luận mẫu tài chính ngân hàng

Tên đề tài: Phân tích mã chứng khoán EIB của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019.

Bài tiểu luận chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được tác giả Dương Chí Tài viết.

Nội dung đề cương:  Bài tiểu luận trình bày các khái niệm cơ bản như cổ phiếu, các chỉ số tài chính; Cách phân tích các chỉ số tài chính cần thiết; Áp dụng vào phân tich thực trạng tại Eximbank và đánh giá mã chứng khoán EIB của Ngân hàng.

Mẫu tiểu luận Tài chính Ngân hàng

Mẫu tiểu luận Tài chính Ngân hàng

Link tải: Mẫu tiểu luận Tài chính ngân hàng

Ngoài kiến thức làm đề cương tiểu luận thì để hoàn thiện bài tiểu luận bạn cũng nên tìm hiểu về cấu trúc bài tiểu luậnĐây cũng là xương sống để người viết có thể bám vào và tiến hành triển khai bài viết.  

2. Cách làm đề cương tiểu luận chi tiết

Đề cương được xem là “bộ xương” của một bài tiểu luận. Đề cương tiểu luận càng chi tiết, bài tiểu luận của bạn sẽ càng đảm bảo chặt chẽ về mặt nội dung, logic về cách lập luận và hợp lý về mặt hình thức.

Do đó, viết đề cương tiểu luận là một trong những bước khởi đầu cực kì quan trọng vì nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả của bài viết.

Hướng Dẫn Cách Lập Đề Cương Tiểu Luận Chi Tiết Nhất

Hướng Dẫn Cách Lập Đề Cương Tiểu Luận Chi Tiết Nhất

2.1. Xác định và phân tích đề tài

  • Xác định tên đề tài: Việc quan trọng đầu tiên bạn cần phải làm khi lập đề cương tiểu luận đó là phải xác định đề tài sẽ viết trong bài tiểu luận. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng khoanh vùng phạm vi nghiên cứu cũng như giới hạn kiến thức cần dùng cho bài luận.
  • Phân tích đề tài: Từ việc xác định đề tài, bạn sẽ tiến hành phân tích nội dung đề tài theo các tiêu chí như mức độ nghiên cứu, thời gian và không gian cần thiết cho bài tiểu luận.

Một mẹo nhỏ trong quá trình chọn và phân tích đề tài là hãy lựa chọn những đề tài vừa sức mình, không nên cố gắng chọn những đề tài quá rộng hoặc quá khó. Như vậy, bạn sẽ thể hiện được tối đa các kiến thức cho bài tiểu luận, vừa tập trung trọng tâm, vừa truyền tải đúng bản chất nội dung.

2.2. Tìm kiếm thông tin, tập hợp dữ liệu

Tiếp theo, bắt tay vào nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, dữ liệu liên quan đến đề tài bạn lựa chọn. 

  • Tìm kiếm thông tin: Cần lựa chọn các nguồn tin chính thống, đáng tin cậy và có chọn lọc để triển khai cho bài tiểu luận của mình. Có thể tham khảo trên các sách, báo, tạp chí hoặc mạng Internet… các thông tin liên quan đến lĩnh vực bạn lựa chọn được xuất bản hoặc đăng tải bởi các tác giả có uy tín.
  • Tập hợp dữ liệu: Tổng hợp các dữ liệu tìm được vào một thư mục và sắp xếp thành các ý sao cho thể hiện tính liên kết nhất cho bài luận. Chú ý phân các ý thành các mục lớn nhỏ khác nhau để giáo viên chấm bài dễ theo dõi và nắm được ý chính của bài.
Tìm kiếm và tập hợp thông tin

Tìm kiếm và tập hợp thông tin

2.3. Lập đề cương tiểu luận chi tiết

Cuối cùng, xong khi đã tập hợp xong các tài liệu cần thiết, bắt đầu xây dựng đề cương tiểu luận. Đề cương bài tiểu luận phải bám sát cấu trúc của một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Cấu trúc cơ bản như sau:

Phần mở đầu: Nêu ra thực trạng, dẫn dắt vấn đề liên quan đến đề tài bài tiểu luận. Thông thường, trong phần mở đầu bài tiểu luận phải nêu rõ các ý sau:

  • Tên đề tài
  • Lý do lựa chọn đề tài
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu

Lưu ý phần mở đầu nên viết ngắn gọn là thật tóm tắt, không nên trình bày lan man, dài dòng.

Phần nội dung: Bao gồm toàn bộ các chương và các mục khác nhau của bài tiểu luận, sắp xếp theo các đề mục:

  • Cơ sở lý luận: Các lý thuyết chung về đề tài đã chọn
  • Thực trạng, kết quả nghiên cứu: Vận dụng các lý thuyết đã nêu ở trên áp dụng vào phân tích tình huống thực tế.
  • Giải pháp: Rút ra giải pháp cần áp dụng để khắc phục/ cải thiện đề tài.

Mỗi phần sẽ có các ý nhỏ hơn. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp sao cho thật liên kết và có tính thuyết phục cao, bổ sung cho luận điểm chính.

Phần kết luận: Tóm lược các nội dung đã trình bày trong bài tiểu luận. Nêu lên ngắn gọn các giải pháp, kiến nghị cho đề tài nghiên cứu.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ của chúng tôi qua Gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

3. Vai trò của việc lập đề cương chi tiết tiểu luận

Tầm quan trọng của việc lập đề cương chi tiết tiểu luận

Tầm quan trọng của việc lập đề cương chi tiết tiểu luận

Đề cương tiểu luận là dàn ý chính những điều mà bạn sẽ viết ở trong bài tiểu luận của mình. 

Đề cương tiểu luận bao gồm các luận điểm và luận cứ nhỏ hơn được sắp xếp một cách có hệ thống, móc nối với nhau về mặt logic và ý nghĩa, tạo thành một bài luận hoàn chỉnh. 

Việc lập dàn ý cho bài tiểu luận sẽ giúp bạn kiểm soát được dung lượng của từng phần nội dung, tránh sa đà, khai thác quá sâu vào những phần kém quan trọng mà xao nhãng đi những nội dung chính. 

Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ giúp cho bạn có thể sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, từ đó biết được phần nào nên đào sâu, phần nào nên trình bày nội dung cơ bản. 

Ngoài ra, khi lập đề cương tiểu luận, bạn có thể bám sát vào đó để triển khai thành bài luận hoàn chỉnh mà không lo lắng bị bỏ sót bất cứ ý tưởng nào. 

Đề cương tiểu luận cũng chính là khung xương sống giúp bạn định hình được nội dung chính của toàn bài, từ đó viết phần mở đầu và kết luận tốt hơn, tránh lan man, quanh co ở những phần cần sự ngắn gọn và súc tích. 

Để biết cách viết tiểu luận triết học chi tiết dễ dàng tham khảo ngay bài viết: Cách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm Cao, Thuyết Phục Nhất

Trên đây là một số hướng dẫn về cách làm đề cương tiểu luận. Hy vọng với một số mẫu tham khảo cùng cách làm chi tiết Tri Thức Cộng Đồng đã đề cập ở trên, các bạn có thể vận dụng trong việc lập dàn bài cho bài tiểu luận của mình đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình làm bài tiểu luận, hãy liên hệ ngay với Tổng đài Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được giúp đỡ.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Bằng Quản lý Giáo dục: Yêu cầu & điều kiện
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Mã trường học viện Quản lý Giáo dục tra cứu như thế nào?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Học viện Quản lý Giáo dục xét học bạ cần điều kiện gì?
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Quản lý Giáo dục tiểu học là gì? Các kỹ năng cần có
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?
Ngành Quản lý Giáo dục học trường nào tốt nhất?