Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Tải Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Miễn Phí

4/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

Đề cương là phần không thể thiếu trong mỗi bài luận văn thạc sĩ. Việc lên đề cương một cách chi tiết, khoa học và dễ hiểu giúp cho việc nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống, đồng thời tạo cơ sở cho việc đánh giá bài viết chính xác hơn. Cùng Tri Thức Cộng Đồng tham khảo một số mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế mới nhất dưới đây.

Tải Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Miễn Phí

Tải Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Miễn Phí

1. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế

1.1. Giới thiệu đề tài

Đề tài: “BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

Tác giả: Lê Ánh Dương, chuyên ngành Luật kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế (2018).

Ảnh bìa đề cương

Ảnh bìa đề cương

1.2. Giới thiệu qua nội dung đề cương

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xem nhẹ. Các hành vi cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ngày càng phổ biến, với nhiều hình thức tinh vi và thủ đoạn hơn. Các vấn đề cần đề cập đến là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa chứa các hóa chất độc hại…

Bên cạnh đó, những quy định của luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vẫn còn tồn tại những bất cập. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Nội dung chính của đề cương sau đây:

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. NỘI DUNG DỰ KIẾN

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Thực trạng nghiên cứu
  3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
  4. Đối tượng nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu
  6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1. Khái niệm người tiêu dùng là gì và đặc điểm người tiêu dùng

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Đặc điểm người tiêu dùng

1.2. Khái niệm về bảo đảm thực thi quyền lợi người tiêu dùng

1.3. Nội dung pháp luật liên quan đến vấn đề bảo đảm thực thi quyền lợi người tiêu dùng

1.3.1. Về hệ thống văn bản pháp luật

1.3.2. Các chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng

1.3.3. Các biện pháp xử lý đối với những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật về bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực thi quyền lợi người cho tiêu dùng

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG, ĐỒNG THỜI NÊU LÊN THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tình hình thực thi quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn gần đây

2.1.2. Thực trạng công tác bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.1. Những kết quả đáng mừng đã đạt được trong việc bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng tại Thừa Thiên Huế

2.1.2.1. Những tồn tại của công tác bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2. Hệ thống pháp luật về bảo đảm thực thi quyền lợi dành cho người tiêu dùng qua thực trạng nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Trách nhiệm của cá nhân khi hoạt động thương mại độc lập không phải đăng ký kinh doanh

2.2.2. Trách nhiệm của ban quản lý chợ cũng như trung tâm thương mại

2.2.3. Trách nhiệm quản lý của ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN LỢI DÀNH CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực thi quyền lợi cho người tiêu dùng

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật của tỉnh

3.1.2. Định hướng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả tổ chức trong việc  thực hiện bảo đảm thực thi các quyền lợi dành cho người tiêu dùng

3.2.1. Nâng cao trách nhiệm của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập

3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại

3.2.3. Nâng cao trách nhiệm quản lý và kiểm soát của Ủy ban nhân dân các cấp

KẾT LUẬN

6. DANH MỤC THAM KHẢO

7. DỰ KIẾN CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH LUẬN VĂN

- Link tải xem chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế đúng chuẩn để bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng làm luận văn của mình TẠI ĐÂY

2. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật học

2.1. Giới thiệu đề tài

ĐỀ TÀI: “PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH”

Tác giả: Lê Công Bằng, Luận văn thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật kinh tế (2014)

Ảnh bìa đề cương

Ảnh bìa đề cương

2.2. Tải mẫu đề cương luận văn thạc sĩ

- Link tải bản chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Công Bằng TẠI ĐÂY

3. Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ luật

Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ

Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ

Đề cương một bài luận văn thạc sĩ luật kinh tế ít nhất phải có những nội dung sau đây:

3.1. Phần mở đầu

  • Nêu lên cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài mà tác giả nghiên cứu.
  • Tính cấp thiết của đề tài: học viên cần phải lý giải rõ những vấn đề mà đề tài mình tập trung giải quyết (có thể là 1 hoặc nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn). Tiếp đến là trình bày rõ lý do lựa chọn đề tài, những câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu đề tài và những giả thiết trong nghiên cứu.
  • Tổng quan những công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung mà bạn đang triển khai.
  • Mục tiêu nghiên cứu: xác định rõ ràng, cụ thể những mục tiêu mà bài luận văn đạt được sau quá trình nghiên cứu. Bài nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào.
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: làm rõ đối tượng nghiên cứu và phạm vi (phạm vi không gian và thời gian).
  • Phương pháp nghiên cứu: nêu rõ cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và những phương pháp tương ứng với những lý thuyết lựa chọn.

3.2. Cơ sở lý thuyết

Xác định rõ những chương trình dự kiến sẽ triển khai (chia làm các chương 1, 2, 3,...) và nêu cụ thể mục tiêu của từng chương.

3.3. Kết quả nghiên cứu

Dự kiến những kết quả sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài luận văn dựa trên tính khoa học và tính khả thi.

3.4. Tiến độ thực hiện đề tài

Tại phần này, học viên phải trình bày cụ thể những việc làm cụ thể của mình trong từng giai đoạn làm bài cụ thể. Trong quá trình làm luận văn đã tiến hành những hoạt động nào, thứ tự tiến hành trước, sau ra sao và thời gian dự kiến cho từng hoạt động.

3.5. Tài liệu tham khảo

Trích dẫn những tài liệu tham khảo có liên quan theo thứ tự theo đúng chuẩn trích dẫn.

  • Tài liệu sẽ được xếp riêng theo từng ngôn ngữ, những tài liệu nước ngoài bắt buộc phải trích nguyên văn, không được phiên âm hay dịch.
  • Trích dẫn đầy đủ tên tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản và nơi xuất bản.
Nếu bạn gặp khó khăn khi áp dụng những kiến thức về luật này vào bài luận văn của mình. Hãy liên hệ ngay đến Tri Thức Cộng Đồng - Đơn vị hàng đầu trong ngành viết thuê luận văn thạc sĩ luật tại Việt Nam hiện nay. Thông qua Hotline 0946883350 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được tư vấn hỗ trợ báo giá nhanh nhất! 

4. Hình thức trình bày đề cương luận văn

Khi trình bày đề cương luận văn thạc sĩ, học viên phải lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Đề cương luận văn thạc sĩ phải được trình bày trên giấy trắng khổ A4, với font chữ và cách thức căn chỉnh theo đúng yêu cầu của nhà trường.
  • Đánh số trang ở giữa, phía dưới mỗi trang của đề cương.
  • Nếu đề cương có trình bày bảng biểu, hình vẽ phải trình bày theo chiều ngang của khổ giấy với đầu bảng chính là lề trái của trang.
  • Lưu ý không để Header hay Footer trong đề cương.
  • Đề cương luận văn thạc sĩ không yêu cầu phụ lục.

Tham khảo: Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ

Trên đây là những chia sẻ của Tri Thức Cộng Đồng về cách làm cũng như các mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Chúc bạn có một bài luận văn đạt điểm cao!

Xem thêm các tài liệu, đề tài và mẫu liên quan về ngành luật có thể sẽ rất hữu ích cho bạn dưới đây 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả