Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Kinh Nghiệm Làm Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học Nhất Định Phải Đọc (2023)

4/5 (7 đánh giá) 0 bình luận

Đã từng là một sinh viên chắc hẳn ai cũng thấu hiểu tầm quan trọng của một bài luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết được những kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp đại học để đời này. Dựa trên đó, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn cách làm luận văn tốt nghiệp đơn giản, hiệu quả nhất dưới đây. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Nhìn chung, kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp chỉ mang tính bao quát, và mỗi người khi làm sẽ tự đúc rút ra những kinh nghiệm “xương máu” khác nhau cho mình.

Tuy nhiên có một thực tế bạn cần biết trước khi làm luận văn. Đó là việc viết luận văn là một quá trình gian nan, bạn phải chấp nhập khổ, “cày cuốc” giống như một con mọt tu luyện trong thư viện, ngồi hàng giờ liên tục trước cái máy tính nhiều ngày. Về cơ bản, quy trình viết luận văn bao gồm các công việc sau:

  1. Chọn đề tài 
  2. Chọn giáo viên hướng dẫn
  3. Lập đề cương tổng quát cho bài luận văn
  4. Tìm kiếm và tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan
  5. Triển khai nội dung luận văn
  6. Hoàn thiện hình thức luận văn
  7. Kiểm tra, chỉnh sửa một cách chi tiết, kỹ lưỡng nhất về nội dung và hình thức
  8. Chuẩn bị để nộp luận văn
  9. Xây dựng bài thuyết trình
  10. Bảo vệ trước hội đồng

1. Giai đoạn trước khi làm khóa luận

1.1. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn

Giữ liên lạc với người hướng dẫn: Bạn tuyệt đối không được mất liên lạc với giáo viên hướng dẫn. Điều này đảm bảo bài viết luận văn tốt nghiệp của bạn vẫn đang đi đúng hướng.

Nội dung mỗi buổi trao đổi: Thông thường bạn sẽ gặp trực tiếp giáo viên hướng dẫn 1 lần/1 tuần. Nội dung của các buổi gặp này là trao đổi về việc bạn đã làm gì, sắp tới sẽ làm gì, khúc mắc ở đâu. Và bạn càng trình bày rõ ràng bao nhiêu thì thầy/cô sẽ càng biết bạn “bí” ở đâu  để mà gỡ, thừa thãi ở đâu để xóa bỏ và thiếu ở đâu để bổ sung thêm.

Kinh nghiệm làm luận văn

Kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp từ A đến Z

1.2. Xác định khoảng thời gian hoàn thành luận văn

Xác định thời gian từ đầu: Một sai lầm phổ biến mà nhiều sinh viên mắc phải là không xác định thời gian để làm bài ngay từ đầu. Nhiều bạn vẫn nghĩ mình có cả một học kỳ để làm và thường đợi gần đến cuối kỳ mới bắt đầu viết luận văn tốt nghiệp. Điều này là một sai lầm!

Đầu tư khung thời gian phù hợp: Luận văn cuối khóa mang vai trò rất quan trọng, nó đúc kết bao kiến thức và kinh nghiệm bạn đã học được trong suốt 4 năm đại học. Do đó, luận văn nên được trau chuốt và đầu tư thời gian làm đủ lâu để cho ra được kết quả tốt nhất.

Bạn nên:

  • Bắt đầu tìm hiểu và phân bố thời gian cho từng giai đoạn khi viết luận ngay từ đầu. 
  • Sau đó, nghiêm túc tuân thủ theo các mốc thời gian đã vạch ra. 

Có như vậy, bạn mới cho ra một bài luận văn chất lượng cho buổi tốt nghiệp cuối khóa của mình.

Nếu trong quá trình bạn làm bất kỳ bài luận văn, khóa luận mà gặp khó khăn thì hãy cân nhắc đến việc VIẾT THUÊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP để được  giúp đỡ. Với hơn 15 năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất. Liên hệ qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

2. Kinh nghiệm lập đề cương tổng quát

Đề cương cần chi tiết hết mức có thể để dễ dàng cho quá trình viết về sau của bạn.

Cách viết đề cương Luận văn tốt nghiệp

Cách viết đề cương Luận văn tốt nghiệp

Ở phần này, bạn cần xử lý được 2 vấn đề sau:

  • Bài luận văn bao gồm những phần nào? Từng phần cần phải làm gì?
  • Bạn sẽ nghiên cứu những nội dung chính nào?

Bố cục điển hình của đề cương luận văn bất kỳ như sau:

2.1. Phần mở đầu đề cương

Trình bày phần mở đầu bài luận theo cấu trúc:

  • Lý do chọn đề tài
  • Tình hình nghiên cứu đề tài
  • Mục đích nghiên cứu
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp tiến hành nghiên cứu
  • Bố cục tổng quát bài luận

2.2. Phần nội dung đề cương

  • Nên triển khai thành mấy chương? 
  • Nội dung mỗi chương cần làm rõ điều gì?
  • Các mục nội dung chính trong chương đó?

2.3. Phần kết luận đề cương

Đưa ra những kết luận tổng quát và những vấn đề luận văn đã nghiên cứu được

Như các bạn đã biết, việc viết luận văn đến thuyết trình và cả sản phẩm đều có khung điểm mặc định riêng.

Do vậy, chỉ cần theo barem đó thì bạn cũng đã kiếm được từng con điểm của hội đồng dễ dàng hơn rồi.

Nghe thì có vẻ đơn giản đấy, nhưng nhiều bạn lại bỏ qua như: Báo cáo có phần mở bài, báo cáo có Danh mục hình vẽ, Số chương, Danh mục bảng… Do đó, các bạn cần tìm Mẫu bố cục làm Luận văn tốt nghiệp từ trường và từ Khoa nhé.

Xem thêm bài viết đề cương luận văn tốt nghiệp chi tiết và có mẫu đề cương trực quan cho bạn.

3. Giai đoạn tiến hành viết luận văn tốt nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị và tìm hiểu đầy đủ nội dung liên quan đến bài luận, bước tiếp theo là bắt tay vào công đoạn viết bài hoàn chỉnh. Sau đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ cụ thể kinh nghiệm cho giai đoạn này.

Cấu trúc mỗi bài luận văn đóng vai trò rất quan trọng trong việc trình bày luận văn. Với những trường khác nhau sẽ có những cấu trúc khác nhau, nhưng không có khác biệt nhiều.

Cụ thể, một số cấu trúc nội dung của bài luận văn điển hình sẽ được liệt kê và phân tích như dưới đây.

3.1. Tên đề tài

Kinh nghiệm chọn tên đề tài luận văn

Kinh nghiệm chọn tên đề tài luận văn

Theo kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp của Tri Thức Cộng Đồng, bạn không nên chọn đề tài quá lạ lẫm hay quá cao siêu. Bởi những cái quá mới thường chưa được kiểm chứng, chưa có sự rõ ràng.

Đề tài cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Có ý nghĩa khoa học hay không?
  • Có phù hợp với sở thích nghiên cứu của bạn hay không?
  • Có tính cấp bách hay không?
  • Bạn có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không?

Một cách ngắn gọn, chọn đề tài phải hay, thực tiễn cần, có tính mới, phạm vi đề tài vừa phải, cân đối.

Các bước tiến hành chọn tên đề tài:

Bước 1: Tìm hiểu và đưa ra tên đề tài phù hợp. Một số kinh nghiệm khi tìm ý tưởng giúp bạn trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp đại học hay như:

  • Dựa theo thế mạnh của bản thân: Nếu bạn cảm thấy mình nổi trội về môn nào hay có sở thích về lĩnh vực gì, bạn có thể lựa chọn đề tài để làm luận văn liên quan đến môn học hay lĩnh vực đó.
  • Dựa theo nghề nghiệp: Bạn có thể lựa chọn tên đề tài theo hướng phù hợp với công việc bạn đang làm. Kinh nghiệm trong công việc sẽ giúp ích rất nhiều trong giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp của bạn.
  • Dựa theo gợi ý từ giáo viên hướng dẫn: Nếu 2 gợi ý trên chưa đủ để bạn đưa ra một tên đề tài phù hợp, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ giáo viên. Đã là một giáo viên hướng dẫn thì hẳn họ sẽ là những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, chắc chắn sẽ giúp ích được rất nhiều trong quá trình chọn tên đề tài.
  • Thuê dịch vụ hỗ trợ viết luận văn: Khi cả 3 giải pháp trên mà bạn vẫn chưa nghĩ ra được tên đề tài thì tìm đến dịch vụ hỗ trợ viết luận văn sẽ là phương án khả thi nhất. Bạn vừa đỡ tốn thời gian và công sức, vừa có được tên đề tài phù hợp với chuyên ngành của mình.

Bước 2: Trình bày tên đề tài cho giáo viên hướng dẫn nhờ hỗ trợ xét duyệt tên đề tài. Nếu giáo viên có chỉnh sửa gì, hãy điều chỉnh lại tên đề tài sao cho hợp lý nhất. Nếu không, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành viết đề cương và hoàn thành các chương của bài luận theo tên đề tài đã chọn.

3.2. Lời cam đoan

Lời cam đoan tuy không phải là nội dung chính nhưng lại là phần không thể thiếu trong mỗi bài luận văn. Bởi đây là một lời minh chứng cho tính trung thực và tính duy nhất của bài viết, khẳng định tính khoa học cho công trình nghiên cứu của bạn.

Lời cam đoan cần viết ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề, không lan man, dài dòng. Đồng thời, đảm bảo tính trung thực và duy nhất của các yếu tố sau:

  • Đề tài nghiên cứu
  • Số liệu sử dụng
  • Kết quả nghiên cứu
  • Trích dẫn đầy đủ thông tin các nguồn tài liệu tham khảo

Bạn có thể tham khảo mẫu lời cam đoan trong luận văn tốt nghiệp thông qua bài viết này: Tổng Hợp 25 Mẫu Lời Cam Đoan Trong Luận Văn Hay Nhất

3.3. Lời cảm ơn

Lời cảm ơn luận văn tốt nghiệp

Lời cảm ơn luận văn tốt nghiệp

Lời cảm ơn là một phần bắt buộc phải không chỉ đối với luận văn tốt nghiệp mà còn trong bất cứ văn bản học thuật nào.

Trong luận văn, lời cảm ơn là phần giúp bạn: 

  • Bày tỏ lòng biết ơn và sự chân thành của mình đối với những người đã hỗ trợ bạn trong quá trình làm bài 
  • Góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp cho bài luận của bạn

Lời cảm ơn thể hiện thái độ chân thành, không cần hoa mỹ, đảm bảo sự nghiêm túc cũng như cố gắng trong quá trình hoàn thiện khóa luận.

Để biết chi tiết cách viết lời cảm ơn thật hay, bạn hãy tham khảo bài viết sau: 35 mẫu và cách viết lời cảm ơn trong luận văn, khóa luận tốt nghiệp ấn tượng

3.4. Mục lục 

Mục lục đóng vai trò như là bản đồ giúp giảng viên hoặc người chấm bài dễ dàng tìm thấy thông tin trong tài liệu dựa trên tiêu đề và số trang trong bài luận. Mục lục và phụ lục là hai phần không thể thiếu khi làm luận văn tốt nghiệp đại học.

Một bảng mục lục phải đảm bảo:

  • Rõ ràng, dễ theo dõi trong cách trình bày
  • Sắp xếp các chương theo thứ tự xuất hiện với các tiêu đề chương được dán nhãn rõ ràng.
  • Thể hiện cách tổ chức logic của bài luận.

Ngoài ra, một đối tượng khác cũng cần chú ý trong bài luận văn đó là bảng phụ lục. Thông thường, phụ lục được sử dụng để trình bày tóm tắt các bảng biểu, hình ảnh hay tài liệu tham khảo trong một bài học thuật.

Phụ lục cũng có kết cấu và yêu cầu tương tự như mục lục:

  • Đánh số và tiêu đề các bảng biểu/ hình ảnh/ tài liệu tham khảo giúp người đọc dễ theo dõi
  • Hình thức trình bày đơn giản, giúp người đọc dễ nắm bắt

3.5. Chương mở đầu

Lý do chọn đề tài: Trong phần này, bạn phải trả lời được các câu hỏi:

  • Tại sao bạn chọn đề tài nghiên cứu này?
  • Đề tài này đáp ứng được những yêu cầu nào của thực tiễn xã hội đặt ra?
  • Từ trước đến này đã có những công trình nào, tác giả nào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài này chưa?
  • Các công trình ấy đạt được những thành tựu gì và còn vấn đề gì chưa giải quyết?

Từ đó, khẳng định tính cấp thiết của đề tài chọn nghiên cứu.

Mục tiêu đề tài: Bạn cần xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của bạn cần làm để hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài.

  • Liệt kê các mục tiêu khi lựa chọn đề tài
  • Liệt kê những nhiệm vụ cần hoàn thành (theo mỗi chương hoặc theo mục tiêu đã đề ra ở trên)
  • Nêu bật được ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

Nội dung bài luận văn: Sau khi xác định được mục tiêu và nhiệm vụ, bước tiếp theo bạn cần làm là lập ra khung dàn ý cho bài luận của mình theo các chương. Liệt kê tên chương và tóm tắt nội dung từng chương tại đây.

Đối tượng nghiên cứu: Tương tự như các phần trước đó, nội dung của phần Đối tượng nghiên cứu cũng cần giải đáp các câu hỏi sau:

  • Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ai/ cái gì?
  • Đặc điểm/ vị trí/ những điểm nổi bật của đối tượng đó là gì?

Phương pháp nghiên cứu: Nhiệm vụ của bạn tại phần này là:

  • Xác định phương pháp nghiên cứu cho đề tài là gì? Phương pháp định tính, phương pháp định lượng hay cả hai?
  • Các công cụ cần sử dụng trong mỗi phương pháp là gì?
  • Các bước tiến hành nghiên cứu ra sao?

Phạm vi nghiên cứu: Trình bày phạm vi không gian và phạm vi thời gian khi tiến hành quá trình nghiên cứu của bài luận.

3.6. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận bài luận văn tốt nghiệp

Cơ sở lý luận bài luận văn tốt nghiệp

Đây là phần đánh dấu sự bắt đầu bài viết công trình nghiên cứu của bạn, diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn, mỗi đoạn đảm bảo có sự liên kết trôi chảy với đoạn tiếp theo.

Thông thường, Cơ sở lý luận sẽ được tách thành một chương riêng, trình bày các lý thuyết liên quan đến chủ đề đã chọn. Sinh viên trình bày cô đọng về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Một số lưu ý bạn có thể tham khảo để viết Cơ sở lý luận:

  • Tập hợp các lý thuyết liên quan và phân bổ thành các mục nhỏ, tránh lan man và không có đề mục khiến người đọc khó theo dõi
  • Sử dụng câu chủ đề ở đầu các đoạn văn, tóm lược ý của cả đoạn.
  • Đáp ứng 3 tiêu chí quan trọng: tính thống nhất, tính chặt chẽ và thể hiện sự phát triển của vấn đề đưa ra.

Ngoài ra, người viết có thể linh hoạt nêu ra bài học kinh nghiệm cho vấn đề trong đề tài, vị trí thích hợp nhất là đề ở cuối phần này.

3.7. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Đây được xem là phần chính của quy trình làm luận văn tốt nghiệp đại học. Tùy thuộc vào tính chất và quy mô về nội dung của đề tài, người viết có thể phân chia thành các mục, tiêu mục để dễ theo dõi.

Thông thường, một cấu trúc hoàn chỉnh của phần này bao gồm:

  • Phần 1: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Làm rõ nghiên cứu vấn đề gì, tính cấp thiết của nghiên cứu và tình trạng thực tế của vấn đề đó.
  • Phần 2: Phương pháp nghiên cứu: Xác định mô hình, các giả thuyết cần sử dụng để nghiên cứu vấn đề. Đồng thời trình bày chi tiết phương pháp luận và quy trình tiến hành nghiên cứu.
  • Phần 3: Kết quả nghiên cứu: Đưa ra các bảng biểu, số liệu và chi tiết kết quả thu được sau khi quá trình nghiên cứu. Rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

Để hoàn thiện phần này một cách tốt nhất, sinh viên cần đảm bảo:

  • Đánh giá tình hình thực tế về chủ đề nghiên cứu tại doanh nghiệp, cơ quan hay một tổ chức cụ thể
  • Nêu điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề nghiên cứu
  • Lý giải được nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành/ phát triển/ suy thoái của vấn đề
  • Đưa ra kết quả dựa trên số liệu xác thực, hợp lý với tình hình thực tế và có tính ứng dụng cao

3.8. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Đề xuất giải pháp trong luận văn

Đề xuất giải pháp trong luận văn

Thường nêu ra các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm hay phương hướng rút ra cho thời gian tới.

Nhiều sinh viên thường có tâm lý “buông lỏng” ở phần này, nhưng trên thực tế, đây cũng là một trong những phần giám khảo chấm thi chú ý để đánh giá tính thực tiễn của bài viết nhằm cho điểm bài luận. 

Vì vậy, các bạn cũng cần giữ sự tập trung và trau chuốt cải thiện phần này nhằm tránh sự mất điểm đáng tiếc.

Một số nội dung bạn có thể viết như là:

  • Đề xuất quan điểm cá nhân để hoàn thiện các lỗ hổng của đề tài dựa trên căn cứ về thực trạng, khó khăn và kết quả nghiên cứu được nêu ra ở phần trước.
  • Cần đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh các giải pháp chung chung và không rõ ràng, hoặc giải pháp chỉ mang tính lý thuyết suông.

3.9. Chương kết luận

Trong chương kết luận, bạn sẽ tổng hợp một các ngắn gọn, cô đọng và khái quát nhất những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó.

Chương này bạn chỉ nên viết thành các đoạn văn với cách diễn giải xúc tích, mang tính tóm lược nhất có thể. Tốt nhất, bạn nên viết chương này trong độ dài khoảng 2 trang giấy.

Các ý nên được viết trong chương kết luận bao gồm:

  • Tóm tắt những gì bạn đã nói trong bài luận
  • Khẳng định lại giải pháp, ý kiến của cá nhân
  • Có thể nói một số hạn chế của bài nghiên cứu và phương pháp khắc phục trong các bài nghiên cứu tiếp theo
  • Hạn chế giới thiệu thêm một chủ đề hay ý kiến mới

3.10. Tài liệu tham khảo

Thông thường, mục này sẽ được ghi theo thứ tự tài liệu tiếng Việt trước, các tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài sau.

Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy chuẩn APA hoặc MPA. Hoặc có thể ghi theo trình tự sau: Tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu (sách báo), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…

Ví dụ:

  1. Vũ Quang Dụng. (2002). Phương pháp giảng dạy. Tạp chí Sư Phạm, 10 (2): 134-136
  2. Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. (1979). Tập 1. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
  3. Cục Công nghệ. (2002). Tạp chí công nghệ, Bộ KHCN. Đăng tải ngày 12/10/2014: http://www.mot.org.vn/detail‐news‐view‐1‐27‐768_ky‐yeu‐hoi‐thao‐khoa‐hoc‐dao‐tao‐nhan‐luc‐trong‐giai‐doan‐hoi‐nhap‐va.html

Để nắm được cách trích dẫn đúng và phù hợp nhất cho bài luận văn tốt nghiệp tham khảo bài viết: Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Cho Bài Luận Văn Đúng Chuẩn

3.11.Tổng hợp 3 cần lưu ý khi viết luận văn

3.11.1. Đạo văn

Kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp 15 năm của Tri Thức Cộng Đồng cho thấy bạn đừng bao giờ chép lại toàn bộ chuyên  đề, luận văn của sinh viên khóa trước. Bởi mọi trường hợp chép đều không được công nhận kết quả (điểm 0). Để thực hiện điều này cần chú ý một số vấn đề sau:

Đối với phần cơ sở lý thuyết: Bạn cần chọn lọc những nội dung có liên quan đến đề tài với cách diễn đạt của mình thì sẽ tránh hiện tượng chép vì phần lý luận chỉ giới hạn khoảng 15 trang. Riêng việc sao chép nội dung, công dụng và kết cầu của các tài khoản thì được phép chấp nhận.

Đối với phần 2 – Giới thiệu tình hình chung về doanh nghiệp. Để tránh tình trạng giống nhau giữa các sinh viên thực tập tại cùng một doanh nghiệp, những sơ đồ về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, hình thức kế toán… cần giống nhau; nhưng cách diễn đạt thì khác.

3.11.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo

Sinh viên cần chú ý cách trích dẫn để tránh bị xem xét là chép đề tài. Nội dung trích dẫn thường liên quan đến phần lý luận hoặc các nguồn số liệu gốc sử dụng trong phần 2 của một chuyên đề tốt nghiệp. Có thể có một số gợi ý sau:

(1) Không nên chép nguyên 2 trang trở lên của giáo trình những phần không cần thiết.

(2) Nếu chép các định nghĩa gốc cần chú thích cuối trang: tên tác giả, tên sách (bài báo), tên Nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang

(3) Các bảng số liệu gốc ở doanh nghiệp nên ghi rõ (Nguồn: trích từ Bảng… tại doanh nghiệp)

3.11.3. Đánh số đề mục

Các đề mục được đánh số thứ tự như sau:

  1. Tên đề mục

1.1.  Tên đề mục

1.1.1.  Tên đề mục

1.1.1.1.  Tên đề mục

  1. a) Tên đề mục

1.2.  Tên đề mục

  1. Tên đề mục

Chú ý :

– Đặt dấu chấm ngay sau số đề mục, sau đó cách ra một khoảng trống, rồi mới viết tên

đề mục

– Không để bất kỳ dấu nào (chấm, hai chấm, …) cuối đề mục

4. Kinh nghiệm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Bạn nên in  sẵn 4 bản tóm tắt (1 bản cho bạn, 3 bản còn lại gửi cho hội đồng) trình bày thật ngắn gọn bài luận, đừng nhiều quá, tầm 3 – 4 trang. Mục đích của việc này?

  • Tự dưng bạn quên mất là mình muốn nói gì
  • Tạo thiện cảm với Hội đồng vì sự chỉn chu và cẩn thận

Kịch bản thuyết trình khóa luận tốt nghiệp:

Thông thường bạn sẽ chỉ có khoảng 10 phút để trình bày thôi nên cần chú ý 2 điều:

  • Đừng bao giờ trình bày toàn bộ nội dung của khóa luận. Dù cho tốc độ nói của bạn có nhanh thế nào đi chăng nữa. Cứ nói năng từ tốn, không cần sợ thiếu thời gian. Giữ phong thái tự tin.
  • Bạn cần nói những gì?
  • Tính cấp thiết của đề tài: Trình bày ngắn gọn vì sao phải làm cái này?
  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Nhất là phạm vi. Để nếu thầy cô hỏi khó, nằm ngoài lĩnh vực của bạn, bạn có thể “né” bằng cách trả lời: “Thưa, phần này không thuộc phạm vi nghiên cứu của em”
  • Cấu trúc bài luận văn
  • Cuối cùng, hãy tổng kết lại bạn đã đạt được gì với đề tài của mình

Sau đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi. Lúc này nhớ lấy giấy bút ra ghi chép cẩn thận các câu hỏi. Bạn sẽ có thời gian suy nghĩ trước khi trả lời các câu hỏi của giảng viên.

Bảo vệ luận văn: Bạn chuẩn bị slides và trình bày đề tài trước Hội đồng trong thời gian không quá 15 phút. Bạn phải trả lời các câu hỏi của các thành viên hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Tiêu chí đánh giá khâu bảo vệ chuyên đề, luận văn được áp dụng theo qui định hiện hành của Khoa.

Những lưu ý trong buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp:

  • Không nên nói dài dòng văn tự, trả lời đi vào trọng tâm câu hỏi vì thời gian ít và dễ đi lạc câu hỏi
  • Không nên cãi thầy cô quá mức, nên biết tiếp thu và đôi khi trong một số trường hợp bạn nên “nhường” thầy cô

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp hay và hữu ích trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp được chia sẻ bởi đội ngũ các giảng viên và cộng tác viên chất lượng của Tri Thức Cộng Đồng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ là cẩm nang hữu ích cho các bạn thực hiện thành công bài luận văn tốt nghiệp của mình. 

Bài luận văn của bạn sẽ thật chuyên nghiệp nếu bạn nắm được đầy đủ các quy định về cách trình bày bài luận văn tốt nghiệp. Cùng tìm hiểu ngay bài viết: Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học Chi Tiết Nhất

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh tiêu biểu
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh tiêu biểu
Sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học hay & thú vị
Sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học hay & thú vị
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh tiểu học hay nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh tiểu học hay nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?