Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Mối quan hệ giữa quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc của nhân viên

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

 

Mối quan hệ giữa hoạt động quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

1. Sự hài lòng của nhân viên trong công việc

Sự hài lòng trong công việc là trạng thái mà người lao động có định hướng hiệu quả rõ ràng đối công việc trong tổ chức; là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động; là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc như bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương. Hay nói một cách chung nhất, sự hài lòng trong công việc là sự đánh giá của người lao động đối với các vấn đề liên quan đến việc thực hiện công việc của họ, tính chất của việc đánh giá này phụ thuộc vào cảm nhận của người lao động.

Đối với nhân viên khi tham gia vào công ty hiện nay sẽ được tiếp xúc với đồng nghiệp, được tham gia các hoạt động công ty, đánh giá, trả công lao động, thăng tiến lên vị trí cao hơn… sẽ có những đánh giá riêng của từng người về đơn vị nơi mình đang công tác. Sự đánh giá này có thể tốt hoặc chưa tốt nhưng đều thể hiện thái độ của nhân viên đối với những thực tiễn đang diễn ra. Qua đó thể hiện mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên, sự hài lòng này có thể trên tổng thể các yếu tố tác động đến nhân viên hoặc thể hiện trên từng yếu tố.

Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động, chiến lược của tổ chức, nó quyết định sự thành công và hiệu quả của tổ chức trong việc đạt đến mục đích, kết quả mong muốn. Quản trị nguồn nhân lực là cầu nối giữa tổ chức và người lao động. Công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực đủ về số lượng, đúng về chất lượng để triển khai thực hiện các hoạt động của tổ chức. Công tác quản trị nguồn nhân lực có tốt thì mới phát huy được năng lực, hiệu quả hoạt động của người lao động, tác động đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức. Đây chính là những nhiệm vụ của công tác quản trị nguồn nhân lực. Vì vậy công tác quản trị nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Công tác quản trị nguồn nhân lực có được thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc thì chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhân viên mới được đảm bảo, qua đó giúp cho nhân viên yên tâm vào công việc. Công tác quản trị nguồn nhân lực có được quan tâm, đầu tư phù hợp thì mới xây dựng và củng cố động lực cho người lao động. Trong một tổ chức, nhà quản trị phải thực thi nhiệm vụ được giao phó, hướng tổ chức đến sự phát triển, đồng thời phải tìm hiểu mong muốn của người lao động. Đó là mong muốn có  đời sống vật chất dễ chịu hơn;  được làm việc trong một môi trường thân thiện, được tạo điều kiện để phát triển, được các đồng nghiệp kính nể, mong muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong nhóm, đây là yếu tố căn bản khích lệ nhân viên, giúp nhân viên hài lòng với công việc của mình…. Khi công tác quản trị làm tốt vai trò của mình thì mong muốn của người lao động sẽ được quan tâm, giải quyết thoả đáng, hài hoà giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích của nhân viên, điều này sẽ giúp cho nhân viên hứng thú hơn với công việc.

sự hài lòng trong công việc của nhân viên
sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Dựa trên cơ sở lý thuyết là mô hình nghiên cứu của Petrescu & Simmons (2008) về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc của nhân viên, đồng thời căn cứ vào các thang đo được xây dựng như trên, mô hình chất lượng công tác quản trị nguồn nhân lực được đề xuất nghiên cứu như sau:

1.1 Đánh giá mức độ hài lòng về phân công và bố trí công việc:

Mức độ hài lòng càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

1.2 Đánh giá mức độ hài lòng về thu nhập lao động:

Mức độ hài lòng về mức thu nhập lao động càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

1.3 Đánh giá chế độ phụ cấp và chính sách bảo hiểm xã hội:

Chế độ phụ cấp và chính sách bảo hiểm xã hội càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

1.4 Đánh giá áp lực và môi trường làm việc:

Mức độ áp lực và môi trường làm việc càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

1.5 Đánh giá chế độ đào tạo và cơ hội thăng tiến:

Chế độ đào tạo và cơ hội thăng tiến càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

1.6 Đánh giá công tác đánh giá công việc:

Mức độ hài lòng đối với công tác đánh giá công việc tại công ty càng cao thì sự thỏa mãn về công tác quản trị nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.

2. Có ba đặc điểm liên quan đến sự hài lòng, thỏa mãn trong công việc:

  • Không thể nhìn thấy sự hài lòng trong công việc, nó chỉ có thể được suy ra. Nó liên quan đến cảm xúc của một người đối với công việc họ.
  • Sự hài lòng trong công việc và thái độ công việc thường đi song hành với nhau. Thái độ tích cực đối với công việc được coi như tương đương với sự hài lòng công việc và thái độ tiêu cực đối với công việc chỉ ra sự không hài lòng công việc. Mặc dù hai thuật ngữ này được sử dụng hoán đổi cho nhau, nhưng có sự khác biệt. Sự hài lòng trong công việc là một tập hợp cụ thể của thái độ. Thái độ phản ánh cảm xúc của một người đối với tổ chức, với cá nhân và các đối tượng khác. Còn sự hài lòng công việc đề cập đến thái độ của một người đối với một công việc. Thái độ đề cập đến các khuynh hướng phản ứng còn sự hài lòng liên quan đến các yếu tố hiệu suất. Thái độ là lâu dài còn sự hài lòng là linh hoạt và nó có sự thay đổi. Nó có thể suy giảm thậm chí nhanh hơn nó phát triển. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải liên tục chú ý đến sự hài lòng công việc bởi nó sẽ dẫn dắt đến thái độ và cách thức hành xử của người lao động trong công việc.
  • Sự hài lòng trong công việc thường được quyết định bởi kết quả công việc đối với kỳ vọng như thế nào. Đáp ứng được hay vượt quá mong đợi?. Theo Davis và đồng nghiệp (1985) Sự hài lòng trong công việc được liên kết chặt chẽ với hành vi của cá nhân ở nơi làm việc. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân nào đó hài lòng với công việc mà họ đang đảm nhận thì họ sẽ có những hành vi tích cực tại nơi làm việc. Nếu nhân viên làm việc trong tổ chức cảm thấy rằng họ đang làm việc chăm chỉ hơn những người khác nhưng nhận được phần thưởng thấp hơn, được ghi nhận ít hơn thì khả năng cao là họ sẽ không hài lòng và có hành vi tiêu cực đối với công việc, với người quản lý và đồng nghiệp. Mặt khác, nếu họ cảm thấy họ được trả lương công bằng và được tổ chức ghi nhận, họ sẽ hài lòng với công việc và thể hiện bằng những hành vi tích cực.

3. Tầm quan trọng của sự hài lòng của nhân viên

Như đã nói ở trên, sự hài lòng của nhân viên là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào dù lớn hay nhỏ. Sự hài lòng đó có tác dụng hai chiều, cả với tổ chức lẫn chính bản thân nhân viên, tuy nhiên mức độ và cường độ quan trọng là có khác nhau.

        Đối với tổ chức, sự hài lòng tác động đến mọi mặt của hoạt động doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất là gia tăng hiệu suất nhân sự. Nhân viên hài lòng với công việc sẽ có thái độ và hành vi tốt hơn, tận tậm, cống hiến và chủ động học hỏi, phát triển trong công việc. Điều này làm gia tăng năng suất tổng thể của công ty và giúp công ty đạt được các mục tiêu của mình

Thứ hai là duy trì và ổn định được nguồn nhân lực trong công ty, nhân viên hài lòng sẽ có tinh thần gắn bó với doanh nghiệp cao hơn, ít bị giao động bởi những lời mời chào bên ngoài. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ đề cao lợi ích tập thể bởi khi họ muốn gắn bó là họ sẽ “chăm sóc”, “xây dựng” và “bảo vệ” ngôi nhà chung của mình.

Thứ ba, khi nhân viên hài lòng với công việc của mình, họ sẽ ứng xử với khách hàng tốt hơn và do đó sự hài lòng của khách hàng cũng lớn hơn.

Thứ tư nhân viên sẽ truyền thông công ty ra bên ngoài và điều đó giúp công ty thu hút được nhân tài, xây dựng hình ảnh tốt trong con mắt khách hàng và đối tác

Thứ năm, Công ty sẽ tiết kiệm được tiền dành cho đào tạo ứng viên mới và tuyển dụng ứng viên

Thứ sáu, Công ty sẽ giảm thiểu được các sai hỏng trong quá trình làm việc cũng như những rủi ro về mặt quy trình bởi nhân viên có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn nên họ luôn nỗ lực để làm tốt hơn công việc của mình.

Nguồn: trithuccongdong.net

Tham khảo thêm các bài viết khác:

khái niệm việc làm

mô hình 5 áp lực cạnh tranh

năng lực cạnh tranh

Các tìm kiếm liên quan khác: đánh giá sự hài lòng của nhân viên trong công việc, tiểu luận về sự hài lòng của khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên trong công việc, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, luận văn đánh giá sự hài lòng của nhân viên, thái độ và sự hài lòng với công việc, sự hài lòng của nhân viên trong công việc, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về tiền lương, …

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật trái ngành
Học thạc sĩ luật trái ngành