Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Số Liệu Spss 20: 5 Bước & Ví Dụ

3/5 (7 đánh giá) 1 bình luận

Một công cụ hữu hiệu mà bất cứ ai đã từng nghiên cứu khoa học, hoặc làm luận văn đều biết đến, đó chính là phần mềm SPSS. Tuy phổ biến là vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách dùng phần mềm ưu việt này. Do đó, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu cách xử lý số liệu SPSS 20 đơn giản - nhanh chóng và vô cùng dễ hiểu thông qua 5 bước sau.

1. Mở ứng dụng SPSS: làm quen các cửa sổ

Ứng dụng SPSS cung cấp cho người dùng một hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống kê đa dạng, tiện lợi. Trong phần mềm bao gồm 4 cửa sổ lệnh sau:

  • Data editor (Cửa sổ hiệu chỉnh dữ liệu): Bao gồm các bảng tính (worksheet) để đưa dữ liệu vào, hiệu chỉnh và thể hiện.
  • Viewer (Cửa sổ xem): Giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh, thay đổi trật tự và di chuyển kết quả, bảng biểu hiển thị.
  • Database access (Truy cập dữ liệu): Bằng cách dùng trình chỉ dẫn Database Wizard thay vì bộ truy vấn SQL phức tạp, người dùng thuận tiện hơn khi truy cập dữ liệu.
  • Data Transformation (Biến đổi dữ liệu): Giúp bạn tùy chỉnh để chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu cho bước phân tích tiếp theo.
Các cửa sổ lệnh trong SPSS

Các cửa sổ lệnh trong SPSS

Ngoài ra, phần mềm SPSS còn rất nhiều tính năng nâng cao hữu ích khác cho người dùng. Tham khảo Hướng Dẫn Download SPSS Full Crack Kèm Cài Đặt Chi Tiết để tải và sử dụng ngay phần mềm.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết 2 cách mở phần mềm để xử lý số liệu SPSS 20:

Cách 1: Mở tại màn hình chính desktop

  • Trên màn hình desktop của máy tính, tìm biểu tượng SPSS 20 và nhấn chọn
  • Nhấn đúp chuột để mở hoặc nhấn chuột trái vào biểu tượng → chọn Open và cửa sổ sẽ mở ra.

Cách mở tại màn hình desktop

Cách 2: Mở bằng phím Start

  • Nhấn vào biểu tượng Start dưới góc trái màn hình → Tìm “All programs” → SPSS for Windows → SPSS 20 for Windows

Cách mở bằng phím Start

  • Nhấn đúp chuột hoặc nhấp trái chuột → chọn Open để mở ứng dụng.

2. Chuẩn bị số liệu

Bước tiếp theo, sau khi khởi động phần mềm, bạn phải chuẩn bị tệp dữ liệu để đưa xử lý số liệu bằng SPSS 20. 

Tuy nhiên, quá trình thu thập và chuẩn bị số liệu không hề đơn giản. Do đó, hãy làm theo các bước hướng dẫn thông qua ví dụ cụ thể sau đây để nhanh chóng có tệp dữ liệu sớm nhất nhé!

Các dữ liệu muốn nhập vào SPSS 20 cần phải được thu thập và thống kê tại một bảng số liệu chi tiết (như Excel) để phần mềm có thể mã hóa và phân tích.

Ví dụ

Đề tài nghiên cứu: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm sữa chua Vinamilk.

Cuộc khảo sát dựa trên 5 biến độc lập lần lượt là 

  • Giá cả sản phẩm sữa chua Vinamilk
  • Sản phẩm sữa chua Vinamilk
  • Thương hiệu Vinamilk
  • Quảng cáo/ tiếp thị 
  • Phân phối, trưng bày tại điểm bán hàng

Một biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng chung

Kết quả được đánh giá dựa theo thang đo Likert 1-5 biểu thị mức độ hài lòng từ thấp đến cao.

Link: Bảng khảo sát mẫu

Nghiên cứu sinh sẽ tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách công cụ như bảng hỏi, điền form… Kết quả thu được phải thống kê phù hợp và thống nhất tập trung tại một bảng mẫu như Excel.

Theo đó, mức độ hài lòng của người khảo sát sẽ được mã hóa thành các con số như được quy ước như trong bảng khảo sát. Mỗi hàng trong bảng tính đại diện cho một đối tượng khảo sát, bao gồm: Thông tin cá nhân và kết quả đánh giá.

Người nghiên cứu cần thu thập và thống kê các kết quả này, đảm bảo số liệu luôn có sẵn tại biểu mẫu bảng Excel phù hợp để nhập vào SPSS 20 phân tích.

Trong bước này, nếu bạn sử dụng biểu mẫu Google Form, các kết quả thu về sẽ tự động được thống kê tại trang tính Excel. Nhiệm vụ của bạn là tải xuống và chỉnh sửa số liệu sẵn sàng để nhập vào SPSS 20.

Hướng dẫn cách xuất file Excel từ Google Form:

  • Bước 1: Tại tab kết quả khảo sát, nhấn chọn Câu trả lời → Nhấn vào biểu tượng Excel trên góc phải màn hình.
Tạo bảng sheet

Tạo bảng sheet

  • Bước 2: Một cửa sổ mới xuất hiện, nhập tên file Excel muốn lưu và chọn Tạo.
Bảng tạo kết quả trên sheet

Bảng tạo kết quả trên sheet

  • Bước 3: Kiểm tra dữ liệu. Sau khi đối tượng khảo sát nhập thông tin trên form data sẽ được lưu lại trên sheet này, Quý Anh/chị chỉ cần kiểm tra và cho đóng khảo sát khi đã thu thập để dữ liệu.
Bảng kết quả nhập liệu

Bảng kết quả nhập liệu

3. Nhập số liệu vào SPSS (trực tiếp hoặc từ tập tin Excel)

Có 2 cách để nhập số liệu vào SPSS: Nhập trực tiếp vào phần mềm hoặc nhập từ tập tin Excel thống kê. 

Cách 1: Nhập trực tiếp

Đây là cách làm truyền thống, bạn có thể dựa vào dữ liệu khảo sát thu thập được và tiến hành nhập tất cả các số liệu đó vào phần mềm. 

Ưu điểm là bạn có thể rà soát lại số liệu kỹ lưỡng và chọn lọc các số liệu phù hợp với bài nghiên cứu. Nhưng nhược điểm là rất mất thời gian và không áp dụng được nếu quy mô mẫu lớn, lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người. 

Cách 2: Nhập dữ liệu từ Excel

Để khắc phục những nhược điểm của cách làm trên, phần mềm SPSS đã hỗ trợ nhập liệu data trực tiếp từ Excel vào SPSS. Đây là cách làm đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, có thể áp dụng cho các loại quy mô mẫu từ nhỏ cho đến lớn. 

Cụ thể quy trình nhập dữ liệu từ Excel vào SPSS được tiến hành như sau:

  • Khởi động SPSS, truy cập vào thanh File → Open → Data
Khởi động SPSS mở data nhập liệu

Khởi động SPSS mở data nhập liệu

  • Hộp thoại Open Data xuất hiện, bạn hãy tìm kiếm và chọn thư mục chứa file Excel cần xuất dữ liệu. Ngoài định dạng mặc định .sav của SPSS, bạn có thể tùy chọn Files of type là Excel (*.xls, *.xlsx…) để nhanh chóng chọn được File excel cần nhập vào.
Hộp thoại Open Data

Hộp thoại Open Data

  • Sau khi file Excel xuất hiện, nhấn đúp chuột vào file, phần mềm sẽ hiển thị bảng thông báo. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng dữ liệu của bản thân, bạn hãy chọn tick vào ô Read variable names from the first row of data cũng như tại ô Worksheet Range. 
Bảng thông báo nhập liệu từ Excel

Bảng thông báo nhập liệu từ Excel

Cụ thể để xem hướng dẫn chi tiết cách nhập liệu từ Excel vào SPSS, mời Quý Anh/chị tham khảo bài viết Cách nhập số liệu SPSS để có được thông tin đầy đủ và toàn diện nhất.

4. Đưa ra các lệnh SPSS cụ thể:

Sử dụng phần mềm SPSS, người dùng có thể tiến hành một loạt các nghiên cứu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây sẽ là một vài hướng dẫn và tổng quan ví dụ về một số lệnh phổ biến cần xử lý trong SPSS.                                           

Phân tích mô tả: tỉ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn

Để phân tích thống kê mô tả trong phần mềm SPSS 20, bạn truy cập Analyze → Descriptive Statistics → Descriptives. Tiếp theo, hãy di chuyển những biến bạn muốn phân tích mô tả sang cột bên phải và nhấn nút OK. Kết quả sẽ trả về những giá trị như độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị Min - giá trị Max.

Bảng kết quả phân tích mô tả

Bảng kết quả phân tích mô tả

So sánh trung bình: t-test

Để sử dụng tính năng, bạn hãy làm theo trình tự Analyze → Compare Means → Independent-Samples T-test. Đây là một loại kiểm định nhằm so sánh giá trị của độ lệch chuẩn mẫu với trung bình số liệu. 

Mở kiểm định T-test

Sau khi thao tác xong bước trên, sẽ có một bảng thoại hiện ra, lúc này hãy kéo những biến độc lập vào hàng Test Variables và những biến phụ thuộc vào bảng ở mức xích cuối, hơn là nói khô khan như này.

Hộp xác nhận trước khi đọc kết quả

Hộp xác nhận trước khi đọc kết quả

So sánh tỷ lệ: chi-bình phương

Chi bình phương giúp ta kiểm định tình trạng có mối quan hệ giữa 2 biến nghiên cứu được chọn hay không. Để tiến hành kiểm định, vào Analyze → Descriptive Statistics → Crosstabs.

Cách chọn hộp thoại Crosstabs

Cách chọn hộp thoại Crosstabs

Tiếp đó, hộp thoại Crosstabs sẽ xuất hiện. Chọn hai biến muốn kiểm định ra hai ô Row(s)/ Column(s) và thiết lập các cài đặt tuỳ chỉnh. Kết thúc công đoạn, nhấn OK để nhận kết quả.

Hộp thoại Crosstabs

Hộp thoại Crosstabs

Phân tích tương quan: Pearson và Spearman

Cả hai loại phân tích Pearson và phân tích Spearman đều được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa 2 biến được xếp hạng hoặc một biến được xếp hạng và một biến đo lường khác.

Nếu như tương quan Pearson chỉ kết luận được mối quan hệ tuyến tính giữa 2 biến cần đo lường, thì tương quan Spearman được dùng để chỉ ra tương quan thuận chiều hay ngược chiều (dương/ âm) giữa các đại lượng.

Để thực hiện phân tích tương quan, bạn chỉ cần làm theo 2 bước sau:

  • Chọn Analyze → Correlate → Bivariate
Mở cài đặt phân tích tương quan

Mở cài đặt phân tích tương quan

  • Bảng cài đặt Bivariate Correlations được hiện ra, nhập 2 biến cần phân tích vào ô Variables, tùy theo mục đích bạn chọn Pearson hoặc Spearman rồi nhấn OK để nhận kết quả.
Hộp thoại Bivariate Correlations

Hộp thoại Bivariate Correlations

Hồi qui logistic và chỉ số OR

Hồi quy logistic là một mô hình khá phổ biến trong SPSS để ước lượng xác suất xảy ra của một sự kiện. 

Để tiến hành thuật toán hồi quy Logistic và chỉ số OR, bạn làm theo các bước sau:

  • Trên phần mềm SPSS, chọn Analyze → Regression → Binary Logistic
Hướng dẫn mở phân tích hồi quy

Hướng dẫn mở phân tích hồi quy

  • Kéo thả các biến phụ thuộc Y vào mục Dependent, các biến độc lập còn lại đưa vào mục Covariates. 
  • Chọn các tùy chỉnh cần thiết trong mục Options, sau đó nhấn OK để kết thúc.
Hộp thoại Logistic Regression

Hộp thoại Logistic Regression

Đó là những lệnh phân tích phổ biến nhất trong SPSS 20. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình xử lý và chạy phân tích có thể gặp nhiều sai lỗi và phải chỉnh sửa rất nhiều để cho ra một kết quả đẹp như ý. 

Để đơn giản hóa các thao tác và tiết kiệm thời gian trong công đoạn xử lý các dữ liệu, các bạn hãy tham khảo dịch vụ xử lý số liệu SPSS của Tri Thức Cộng Đồng nhanh gọn - tiện lợi và tiết kiệm.

5. Lấy kết quả và báo cáo

Sau khi chạy xong câu lệnh xử lý số liệu SPSS, phần mềm sẽ tự động khởi chạy và cho ra kết quả output cần. Các kết quả output sẽ được trả ra tại một cửa sổ riêng biệt và lưu lại trong quá trình sử dụng ứng dụng.

Giao diện bảng kết quả SPSS

Giao diện bảng kết quả SPSS

Nhìn vào bảng kết quả, bạn có thể đọc được các số liệu để bổ trợ cho nghiên cứu của mình. Từ đó, rút ra các đặc điểm và kết luận về các đối tượng nghiên cứu. 

Ví dụ: Bảng kết quả và báo cáo về kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha như sau:

Kết quả Cronbach’s Alpha

Kết quả Cronbach’s Alpha

Chú thích các khái niệm trong bảng trên:

  • Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha
  • N of Items: Số lượng biến quan sát
  • Scale Mean If Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến
  • Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu loại biến
  • Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến tổng
  • Cronbach’s Alpha If Item Deleted: Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến. 

Từ kết quả ở trên, có thể thấy hệ số tương quan của biến tổng là 0.897 ≥ 0.3 ⇒ BIến đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong ngưỡng 0.8 đến gần bằng 1, chứng tỏ thang đo lường rất tốt.

Ngoài ra, giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted của các biến đều không lớn hơn biến tổng, do đó không cần loại biến quan sát nào.

6. Video hướng dẫn xử lý số SPSS 

Có thể thấy phần mềm SPSS 20 rất hữu dụng trong công đoạn xử lý số liệu để nghiên cứu khoa học hoặc làm luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá rằng đây là một công cụ khá phức tạp, cần thời gian làm quen và sử dụng.

Để nhận được hướng dẫn tổng quan hơn về cách xử lý số liệu SPSS, các bạn vui lòng truy cập link sau để được xem hướng dẫn chi tiết bằng video:

Hướng dẫn xử lý số liệu SPSS bằng video

Như vậy, trong bài viết trên, Tri Thức Cộng Đồng đã hướng dẫn cách Xử lý số liệu SPSS thông qua quy trình 5 bước, cũng như chia sẻ một số gợi ý trong mỗi bước. Hy vọng đó là toàn bộ những nguồn thông tin hữu ích dành cho bạn, từ đó có thể phát triển hơn nữa khả năng sử dụng phần mềm SPSS của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ với đội ngũ của Tri Thức Cộng Đồng để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo: 

  1. Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory. New York, McGraw-Hill
  2. Nguyên Nam Phong. (2017). Hướng dẫn sử dụng phần mềm SPSS phân tích dữ liệu.
  3. wikiHow. (2021, June 3). How to Analyse Data Using SPSS.
Bình luận

1 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

T
Thảo

e muốn làm sạch số liệu bằng spss thì vào đâu ạ, Admin hướng dẫn e với

reply Trả lời
T
Thảo

e muốn làm sạch số liệu bằng spss thì vào đâu ạ, Admin hướng dẫn e với

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm kỹ năng sống trẻ mầm non hay & ấn tượng
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm mầm non khoa học
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm về quyền trẻ em mầm non giúp phát triển tốt
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiệu quả