Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Công Nợ Là Gì? Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Của Công Nợ

5/5 (9 đánh giá) 1 bình luận

Định nghĩa công nợ là toàn bộ các khoản như: các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác. Công nợ có nhiều loại khác nhau, cùng Tri thức Cộng Đồng tìm hiểu khái niệm công nợ là gì, quản lý công nợ và các kiến thức liên quan đến công nợ.

1. Công nợ là gì?

Dưới đây là một số định nghĩa công nợ trong doanh nghiệp. Có các loại công nợ sau:

1.1 Các khoản phải thu khách hàng

Các khoản phải thu khách hàng là các khoản tiền mà đơn vị đã bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền.

1.2 Các khoản phải trả người bán

Các khoản phải trả người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ … phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị đã nhận của người bán nhưng chưa thanh toán tiền.

1.3 Các khoản phải thu, phải trả khác

Các khoản phải thu khác là khoản phải thu ngoài những khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng, ký cược, ký quỹ như : giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền; các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hỏng làm mất mát vật tư, hàng hoá … đã được xử lý bồi thường; …

+ Các khoản phải trả khác là những khoản phải trả ngoài khoản phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải nộp nhà nước, các khoản vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ như : giá trị tài sản thừa chưa hoặc đã xác định được nguyên nhân; trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ; … có tính chất tạm thời.

1.4 Các khoản tạm ứng

Khoản tạm ứng là 1 khoản tiền hoặc vật tư giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc đã được phê duyệt.

Định nghĩa công nợ
Định nghĩa công nợ là gì?

2. Những yêu cầu về quản lý công nợ

Ta đã tìm hiểu về “định nghĩa công nợ là gì” ở trên, vậy thì quản lý công nợ trong trong doanh nghiệp có những yêu cầu gì?

2.1 Các khoản phải thu

– Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán; kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa, khê đọng.

– Khách hàng thanh toán các khoản nợ phải thu bằng hàng (trường hợp đổi hàng) hoặc bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả hoặc phải xử lý các khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như: biên bản đối chiếu công nợ, biên bản giải quyết công nợ kèm theo các bằng chứng xác đáng về số nợ thất thu.

– Phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này.

2.2 Các khoản phải trả

– Nợ phải trả cho người bán , người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Số tiền đã ứng trước cho ngườii cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải trả đã nhận trước.

– Các khoản chiết khấu thanh toán giảm giá hàng bán của người bán người cung cấp ngoài hoá đơn mua hàng, phải ghi sổ kế toán tương ứng với từng khoản phải trả có liên quan để ghi giảm số nợ phải trả phát sinh ban đầu.

Tham khảo thêm 1 số luận văn kế toán:

Những yêu cầu về quản lý công nợ
Những yêu cầu về quản lý công nợ

3. Nhiệm vụ của kế toán công nợ

3.1 Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải thu khách hàng

– Phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ ràng các nghiệp vụ phải thu khách hàng theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán.

– Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc kiểm tra thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

– Cuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu và lập biên bản đối chiếu công nợ.

3.2 Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải trả người bán

– Kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ ràng các nghiệp vụ phải trả người bán theo từng đối tượng.

– Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải trả và từng lần thanh toán.

Hi vọng những kiến thức về “định nghĩa công nợ”, những yêu cầu về quản lý công nợ và nhiệm vụ của kế toán công nợ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

Bình luận

1 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

B
Quang Bình

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài "những yêu cầu về quản lý công nợ " anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
B
Quang Bình

Chào a chị, e đang làm luận văn về đề tài "những yêu cầu về quản lý công nợ " anh chị có tài liệu or luận văn mẫu nào cùng đề tài không cho e xin một số mẫu để tham khảo với ạ.

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Ngành quản lý nhà nước học trường nào tốt nhất?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Cơ hội & thách thức
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?
7 nguyên tắc quản lý chất lượng là gì?