Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Hướng dẫn chi tiết cách viết bài báo khoa học từ A đến Z

5/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Bài báo khoa học là gì? Bài báo khoa học, tên gọi tiếng Anh là scientific paper hay paper, là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học đã qua hệ thống bình duyệt của tập san. Giá trị của một bài báo khoa học tùy thuộc chủ yếu vào nội dung của bài báo cáo.

Cách viết bài báo khoa học sẽ bao gồm những yêu cầu chi tiết, cụ thể đối với từng phần. Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn chung đối với cách viết bài báo khoa học để có một bài nghiên cứu tốt nhất, đó là câu chữ phải ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác, đủ thông tin.

1. Tiêu đề bài báo

Cách viết bài báo khoa học - Đặt tiêu đề

Cách viết bài báo khoa học - Đặt tiêu đề

Cách viết bài báo khoa học cần tuân thủ những quy định cơ bản về cả mặt nội dung và trình bày. Trong đó, tiêu đề bài báo khoa học là yếu tố đầu tiên người làm cần lưu ý.

Tiêu đề của một bài báo khoa học được đánh giá là tốt khi trả lời được rõ ràng cho câu hỏi “Bạn đang nghiên cứu về vấn đề gì?”. 

Bên cạnh đó, người viết cần lưu ý không viết tắt, không đặt tiêu đề mơ hồ cho bài báo khoa học của mình. Tiêu đề tốt cần có yếu tố mới và liên quan đến từ khóa quan trọng được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu. Về độ dài, một tiêu đề hoàn hảo sẽ không dài quá 20 từ.

Đối với việc định dạng, tiêu đề bài báo khoa học thông thường sẽ được viết ở trang đầu của bài báo đó, không gạch chân và định dạng in nghiêng. Bên dưới tiêu đề sẽ để tên tác giả/nhóm tác giả và nơi làm việc của từng tác giả thực hiện bài báo khoa học đó.

2. Phần tóm tắt (Abstract)

Ví dụ phần tóm tắt trong cách viết bài báo khoa học chuẩn

Ví dụ phần tóm tắt trong cách viết bài báo khoa học chuẩn

Phần thứ hai cần lưu ý trong cách viết bài báo khoa học, đó là phần tóm tắt (Abstract). Đây là phần rất quan trọng vì nó mô tả vắn tắt vấn đề nghiên cứukết quả của quá trình nghiên cứu đó. Thông qua phần tóm tắt, người đọc sẽ quyết định xem có cần đọc toàn bộ bài báo cáo chi tiết hay không.

Phần tóm tắt cần được trình bày thật ngắn gọn nhưng vẫn đủ thông tin cốt lõi với độ dài khoảng từ 300 từ và tối đa cũng không vượt quá 500 từ. Thông thường, một bản tóm tắt tốt sẽ ở trong khoảng mức 200 - 300 từ.

Các nội dung chính cần trình bày trong tóm tắt bao gồm các đặc điểm chính, tính độc đáo của bài viết. Đảm bảo bản tóm tắt nêu rõ mục đích, phương pháp, kết quả và kết luận.

Cụ thể, khi viết bài báo khoa học, phần tóm tắt cần có những nội dung sau:

  • Mô tả hoàn cảnh và mục đích nghiên cứu: Trả lời cho 2 câu hỏi sau đây: “Vấn đề tác giả quan tâm là gì và trình trạng tri thức hiện tại của vấn đề đó như thế nào?” và “Mục đích nghiên cứu của bài báo khoa học này là gì?”
  • Mô tả phương pháp nghiên cứu: Giải đáp các vấn đề: Bài báo khoa học này được thiết kế theo mô hình gì? Đối tượng tham gia nghiên cứu là ai? Đến từ đâu? Có đặc điểm như thế nào? Bài báo nghiên cứu khoa học này áp dụng phương pháp đo lường nào?
  • Tổng kết các kết quả quan trọng: Bài nghiên cứu khoa học này có kết quả nghiên cứu như thế nào, trong đó bao gồm cả kết quả tích cực cũng như những điểm yếu.
  • Nói rõ những kết luận nổi bật và ý nghĩa của nó: Từ những nghiên cứu và kết quả rút ra, tác giả có kết luận gì cho thực trạng nghiên cứu? Kết luận đó phản ảnh điều gì và có ý nghĩa như thế nào?
  • Tham chiếu: Cần phải có hình ảnh, tài liệu, số liệu thống kê chính xác, cụ thể.

Đừng quên trình bày bản tóm tắt trong một trang riêng biệt, không chung đụng với bất cứ thành phần nào khác của bài báo nghiên cứu khoa học nhé!

3. Phần đặt vấn đề (Introduction)

Mẫu trình bày phần đặt vấn đề

Mẫu trình bày phần đặt vấn đề

Cách viết bài báo khoa học đúng, chuẩn là cần trả lời được câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?” ở phần đặt vấn đề và trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu là gì. Phần này gồm các ý sau:

  • Bối cảnh
  • Thực trạng vấn đề nghiên cứu
  • Định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn
  • Những nền tảng kiến thức hiện tại
  • Nêu các thông tin còn thiếu cũng như những thiếu hụt hiện có về kiến thức
  • Trình bày mục tiêu nghiên cứu
  • Sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu

Một phần đặt vấn đề tốt là phải đảm bảo được nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ cái nhìn rộng, bao quát đi đến cái nhìn hẹp, chi tiết, từ quá khứ đến hiện tại. 

Ngoài ra, trong phần đặt vấn đề cũng cần có thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu và mục tiêu thực hiện nghiên cứu.

4. Phần Phương pháp nghiên cứu (Material and Methods)

Cách viết bài báo khoa học: Trình bày phương pháp nghiên cứu

Cách viết bài báo khoa học: Trình bày phương pháp nghiên cứu

Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn. Đây là phần quan trọng nhất cần lưu ý trong cách viết bài báo khoa học vì thể hiện tính khoa học của bài báo. Theo thống kê, có đến 70% các bài báo bị từ chốido khiếm khuyết phương pháp

Chi tiết các nội dung của phần phương pháp nghiên cứu gồm có:

  • Thiết kế nghiên cứu: Đây là đoạn tập trung mô tả ngắn gọn, rõ ràng về mô hình nghiên cứu. Cách tốt nhất là người viết nên viết những câu văn đơn giản nhưng mạch lạc, dễ hiểu, nói lên giá trị khoa học của công trình này.
  • Đối tượng nghiên cứu: Người viết bài báo khoa học cần mô tả chính xác, cung cấp được những thông tin cốt lõi, quan trọng về đối tượng nghiên cứu, trả lời cho câu hỏi: Đối tượng đó là ai/ là gì? Bao nhiêu tuổi? Ở đâu? Có những đặc điểm như thế nào?
  • Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học này được thực hiện ở đâu và trong khoảng thời gian nào? Đây là thông tin quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả của bài nghiên cứu.
  • Phương pháp đo lường, độ tin cậy: Tác giả của bài báo nghiên cứu cần mô tả đầy đủ, chi tiết phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, đo lường của mình cũng như độ tin cậy của các phương pháp đó. Ngoài ra cũng cần cung cấp những thông tin nếu nghiên cứu đã được Tổ chức duyệt hay thực tế triển khai.

Cách viết 1 bài báo khoa học chuẩn là trình bày phần phương pháp nghiên cứu này với độ dài gấp khoảng 2-3 lần phần đặt vấn đề, trong đó bao gồm tổng cộng khoảng 7 đoạn. 

5. Phần Kết quả (Results)

Mẫu minh họa trình bày kết quả nghiên cứu đúng chuẩn cách viết bài báo khoa học

Mẫu minh họa trình bày kết quả nghiên cứu đúng chuẩn cách viết bài báo khoa học

Phần kết quả là phải tuân thủ theo nguyên tắc trình bày những điều phát hiện được qua nghiên cứu này. Để thực hiện dễ dàng hơn, người làm báo cáo có thể trả lời câu hỏi “Đã phát hiện được những gì qua quá trình nghiên cứu” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu.

Quan trọng, khi trình bày cần kết quả, cần phải phân biệt được kết quả chính và kết quả phụ, từ đó chọn ra kết quả quan trọng và trình bày vào bài báo nghiên cứu khoa học của mình.

Đặc biệt, trong cách viết bài báo khoa học, người viết cần lưu ý trình bày các kết quả dạng biểu đồ, hình ảnh, số liệu theo đúng quy định. Với các số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột sẽ không hiển thị. Đối với các biểu đồ, hình ảnh cần có tiêu đề ở dưới, hạn chế màu sắc và phải được chú thích rõ ràng, dễ hiểu.

Phần kết quả của bài báo khoa học cần được diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Lưu ý không lặp lại các bảng biểu, thông tin. Quan trọng nhất, người nghiên cứu cần phải trung thực với kết quả và không đưa các bàn luận vào phần này.

6. Phần Bàn luận (Discussion)

Mỗi phần bàn luận trong một bài nghiên cứu khoa học được trình bày theo cách khác nhau

Mỗi phần bàn luận trong một bài nghiên cứu khoa học được trình bày theo cách khác nhau

Trong cách viết bài báo khoa học, phần bàn luận được đánh giá là phần khó viết nhất vì nhiều người thường không biết phải bắt đầu phần này như thế nào hay phải nhất mạnh vào những khía cạnh nào. Những vấn đề như cách viết cho thuyết phục, cấu trúc viết,... cũng gây ra nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong cách viết bài báo khoa học, không có cấu trúc nào cụ thể để viết phần bàn luận. Người thực hiện chỉ cần lưu ý phần bàn luận sẽ cần đáp ứng đủ 6 yếu tố sau

  • Tóm lược giả thuyết: tóm lược lại bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu nghiên cứu cũng như những phát hiện chính.
  • So sánh kết quả với các nghiên cứu: So sánh kết quả sau khi nghiên cứu với các nghiên cứu trước.
  • Giải thích kết quả: Giải thích bằng cách đề xuất mô hình mới hay giả thuyết, giả định mới cũng như các dự đoán.
  • Khái quát hóa và ý nghĩa kết quả: Khái quát lại và rút ra ý nghĩa thực tiễn từ kết quả có được
  • Ưu điểm, khuyết điểm: Đánh giá, bàn luận về những ưu/nhược điểm của nghiên cứu và xét xem những ưu/nhược điểm này có ảnh hưởng đến kết quả hay không.
  • Kết luận sao cho người đọc hiểu được: Kết luận ngắn gọn, rõ ràng, tổng hợp được rút ra từ kết quả và bàn luận.

7. Phần cảm ơn

Phần cảm ơn trong cách viết bài báo khoa học cần có thông tin cảm ơn tới những đơn vị, cơ quan đã tài trợ nghiên cứu, những nhà hảo tâm đã hỗ trợ tài chính hay kỹ thuật phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra cũng cần có thông tin cảm ơn đến các đồng nghiệp đã giúp đỡ hoàn thành nghiên cứu này (có thể họ tham gia cùng nhưng không đủ tiêu chuẩn đứng tên tác giả).

Đối tượng thứ ba cần cảm ơn là các đối tượng nghiên cứu đã tham gia.

Lưu ý, trong một số tập san có yêu cầu cụ thể phải có sự đồng ý của người được cảm ơn, tránh trường hợp bị lợi dụng .

8. Tài liệu tham khảo

Cách viết 1 bài báo khoa học chính xác yêu cầu người nghiên cứu phải liệt kê một cách chân thực, đầy đủ và phù hợp những tài liệu tham khảo, những cập nhật đã được sử dụng để chứng minh cho luận điểm trong phần đặt vấn đề hay phục vụ cho các phương pháp nghiên cứu và bàn luận.

Lưu ý, chỉ trình bày vào danh sách này những tài liệu thực sự đọc.

Yêu cầu trình bày đối với phần tài liệu tham khảo là một trong những yêu cầu rất chặt chẽ cần lưu ý trong cách viết một bài báo khoa học. Cách trình bày, trích dẫn sẽ được yêu cầu theo mỗi tạp chí, tập san.

Yêu cầu về độ dài của danh mục tài liệu tham khảo cũng khác nhau tùy theo từng bài nghiên cứu. Cụ thể, đối với bài báo Việt Nam, danh mục tài liệu tham khảo dài không quá 10 tài liệu, còn đối với bài báo quốc tế, danh mục này không quá 15-30 tài liệu.

9. Mẫu bài báo khoa học tiêu biểu

Dưới đây, Tri thức cộng đồng xin cung cấp đến bạn một bài báo khoa học mẫu. Cách viết bài báo khoa học này được thực hiện đạt tiêu chuẩn về cách viết bài báo khoa học của Tạp chí Kinh tế vào Dự báo.

Một bài báo khoa học mẫu

Một bài báo khoa học mẫu

- Tiêu đề bài báo khoa học: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch nội địa tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh

- Tóm tắt nội dung bài: 

  • Để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách nội địa tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, trong bài viết này, nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn kết hợp với phương pháp bảng hỏi.
  • Các nội dung được đánh giá bao gồm: đặc điểm về động cơ du lịch, độ tuổi, khả năng chi trả, kênh thông tin kết hợp với yếu tố quan tâm trước chuyến đi và mức độ hài lòng của du khách.
  • Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất những giải pháp cho các công ty lữ hành xây dựng kế hoạch marketing phù hợp với hành vi tiêu dùng của du khách.

- Link tải miễn phí tại đây

Trên đây là phần hướng dẫn cách viết bài báo cáo khoa học chi tiết và đầy đủ nhất. Hi vọng hững hướng dẫn viết bài báo khoa học trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Chúc bạn hoàn thành bài báo cáo của mình một cách tốt nhất!

 

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật ở đâu?
Học thạc sĩ luật trái ngành
Học thạc sĩ luật trái ngành