Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khái Niệm Và Lý Thuyết Kế Toán Bán Hàng

4/5 (2 đánh giá) 0 bình luận

Với các doanh nghiệp, công ty thì hoạt động bán hàng chính là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận. Trong đó khâu kế toán bán hàng luôn được chú trọng để tối ưu hóa hoạt động.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm cũng như những lý thuyết liên quan đến kế toán bán hàng trong công ty, doanh nghiệp hiện nay.

Khái niệm kế toán bán hàng
Khái niệm kế toán bán hàng

1. Kế toán bán hàng là gì?

Để nắm được khái niệm của kế toán bán hàng, trước tiên bạn cần hiểu được khái niệm bán hàng. Nói một cách cụ thể, bán hàng là bước cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đó là việc chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng một sản phẩm nào đó cho khách hàng và thu về số tiền tương ứng với giá trị của sản phẩm.

Nhìn chung, đây là khâu chuyển giao hàng hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Số tiền thu về trong quá trình bán hàng có thể vừa đủ, có thể dư thừa hoặc có thể thiếu hụt so với các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất cũng như bán được sản phẩm đó.

Hoạt động bán hàng là hoạt động cốt lõi nhất để tạo ra doanh thu. Để thực hiện tốt hoạt động bán hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện hệ thống kế toán bán hàng. Từ đó mà định nghĩa kế toán bán hàng ra đời.

Kế toán bán hàng hay Sales Accountant là công việc quản lý, ghi chép tất cả những thông tin liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp đó. Những dữ liệu cần được quan tâm bao gồm hóa đơn bán hàng, doanh thu, thuế giá trị gia tăng, xử lý các hóa đơn chứng từ cũng như báo cáo bán hàng… 

Kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại kết quả kinh doanh tốt hay xấu đối với doanh nghiệp cũng như các tổ chức thương mại. Đây là thước đo giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Kế toán bán hàng sẽ chỉ ra những lỗ hổng trong kinh doanh, những khâu còn gặp trục trặc, những điểm mạnh cần được phát huy.

Chính từ những dữ liệu mà kế toán bán hàng đưa ra, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ quan trọng để chính phủ nắm được tình hình của thị trường, từ đó có những hoạt động quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, góp phần tạo nên sự ổn định toàn cảnh.

2. Lý thuyết kế toán bán hàng

Về lý thuyết hạch toán, kế toán bán hàng được chia làm 4 nhóm nghiệp vụ: (1) Kế toán doanh thu bán hàng; (2) Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính; (3) Kế toán thu nhập khác; (4) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó, trọng tâm nhất là kế toán doanh thu bán hàng. Nguyên tắc đầu tiên trong kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.

Các chứng từ ghi nhận gồm: Hoá đơn GTGT (thuế GTGT theo PP khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (thuế GTGT theo PP trực tiếp); Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Thẻ quầy hàng, giấy nộp tiền, phiếu thu, giấy báo Có…

Lý thuyết về kế toán bán hàng
Lý thuyết về kế toán bán hàng

Công tác hạch toán nghiệp vụ này cơ bản liên quan tới 5 nhóm tài khoản: 

  • TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và có sáu tài khoản cấp 2); 
  • TK 3331: Thuế GTGT phải nộp; 
  • TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán); 
  • TK 131: Phải thu của khách hàng; 
  • TK 111: Tiền mặt, 
  • TK 112 : Tiền gửi ngân hàng, 
  • TK 632: Giá vốn hàng bán,…

Kế toán bán hàng có liên quan và đối ứng chặt chẽ với nhiều nghiệp vụ kế toán khác như Kế toán giá vốn hàng bán; Kế toán chi phí tài chính và chi phí khác; Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp; Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chúng là cơ sở và tiền đề cho kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.

Như mọi hoạt động kế toán khác, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại phải tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, được cập nhật theo Thông tư 200/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở lý luận cho các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của các công ty.

Xem thêm các tài liệu về kế toán khác mà có thể sẽ hữu ích cho bạn

3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức thương mại lại có một đặc điểm riêng. Do đó mà nhiệm vụ của kế toán bán hàng cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của các doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ kế toán bán hàng
Nhiệm vụ kế toán bán hàng

Nhìn chung, các công việc mà kế toán bán hàng cần thực hiện và đảm đương một cách hiệu quả bao gồm: 

  • Làm báo giá, hợp đồng, thuộc giá và đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
  • Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
  • Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
  • Hằng ngày thực hiện ghi chép tất các các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng.
  • Lập sổ theo dõi hàng hóa nhập kho và xuất bán.
  • Định khoản và phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Cập nhật đơn giá hàng xuất, nhập để báo thay đổi giá cho nhân viên bán hàng.
  • Gửi báo giá cho khách hàng.
  • Theo dõi, ghi sổ chi tiết doanh thu.
  • Lập tờ khai hàng hóa mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT.
  • Hàng ngày tổng hợp toàn bộ số liệu bán hàng – mua hàng trong ngày rồi giao cho bộ phận quản lý cửa hàng hay bộ phận kế toán công ty.
  • Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho theo định kỳ về số lượng xuất, tồn, đối chiếu với kế toán công nợ về khoản phải thu cho từng khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ, kế toán ngân hàng về các khoản thanh toán.
  • Định kỳ làm báo cáo tình hình bán hàng hàng tháng cho doanh nghiệp hay khi có yêu cầu.
  • Quản lý thông tin khách hàng, nhà cung cấp phục vụ cho công tác bán hàng.
  • Kết hợp hỗ trợ cho bộ phận kế toán khác nếu có yêu cầu.
  • Viết hóa đơn tài chính nếu khách hàng yêu cầu.
  • Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng

Nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán thì công việc của một kế toán sẽ phải nhập số liệu vào phần mềm theo sự phân công sử dụng trên phần mềm đó để cho quản lý có thể theo dõi số liệu hàng ngày.

Đồng thời, kế toán bán hàng phải thường xuyên cập nhật giá, sản phẩm hàng hóa mới vào phần mềm quản trị kế toán và thông báo sửa đổi đến các bộ phận có liên quan.

Trên đây là toàn bộ những khái niệm và lý thuyết cơ bản nhất về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động kế toán bán hàng có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể phát triển và thu về lợi nhuận, nhà nước và chính phủ mới có thể kiểm soát và ổn định nền kinh tế. 

Trong trường hợp bạn gặp khó khi phải hoàn thành khóa luận về kế toán bán hàng hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn, giải đáp và giúp đỡ kịp thời thông qua  SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Marketing ở đâu tốt?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở đâu?
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh online
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?
Học thạc sĩ luật mất bao lâu?