Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Khả năng thanh toán hiện thời và các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác

4/5 (10 đánh giá) 1 bình luận

Tri thức Cộng Đồng xin chia sẻ bài viết về khả năng thanh toán hiện thời và các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp như đã trình bày ở phần 1 liên quan tới cả hai bên bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp đó, cụ thể là tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.

1. Khả năng thanh toán hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời được đo lường bằng tỷ lệ thanh toán hiện thời. Tỷ lệ thanh toán hiện thời chính là thước đo khả năng chi trả của một doanh nghiệp từ số tài sản sẵn có của mình.

Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng thanh toán cáng tốt và thường phải >1.

Theo nguyên tắc chung là 2: 1, tuy nhiên con số này thay đổi theo ngành nghề kinh doanh và theo từng công ty. Tỷ lệ này càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu; khi tỷ lệ này gần bằng không thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản.

Công thức tính tỷ lệ thanh toán hiện thời để biết được khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp:

Tỷ lệ thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động /  Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán hiện thời (hệ số thanh toán hiện thời) thường đối lập với khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp

2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác

2.1 Vốn lưu động thường xuyên

Vốn lưu động thường xuyên = TS lưu động – Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động thường xuyên là chỉ tiêu dùng để đánh gía điều kiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp khả quan, tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn.

Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên < 0 nghĩa là tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng. Doanh nghiệp phải dùng một phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.

Trong trường hợp như vậy giải pháp của doanh nghiệp là giảm các khoản  nợ ngắn hạn hay tăng đầu tư vào tài sản lưu động hoặc cả hai (trong mối quan hệ tương đối của các tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp thì điều này cũng có nghĩa là tăng cường huy động vốn dài hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn).

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác

2.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Do vậy, chỉ có tiền, các chứng khoán  thanh khoản (CKTK) cao và các khoản phải thu được tính đến với giả định rằng số hàng tồn kho không phải lúc nào cũng chuyển thành tiền được, do hư hỏng, lạc hậu hoặc do bản chất của mặt hàng đó.

Thông thường tỷ lệ này nếu > 1 thì  tình hình thanh toán của doanh nghiệp là lành mạnh.

Ngược lại, nếu tỷ lệ này < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Doanh nghiệp sẽ bán gấp sản phẩm, hàng hoá để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Công thức tính tỷ lệ thanh toán nhanh:

Tỷ lệ thanh toán nhanh = ( Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + phải thu ngắn hạn ) / ( nợ ngắn hạn )

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy bạn đang cần THUÊ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hãy liên hệ ngay đến Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấ và hỗ trợ 24/7 qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 . Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất đi kèm với gái cạnh cực kì cạnh tranh!

2.3 Tỷ lệ thanh toán tức thời (hệ số khả năng thanh toán tức thời )

Tỷ lệ thanh toán tức thời thông thường nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khá tốt và ngược lại nếu < 0,5 thì doanh nghiệp khó khăn trong khâu thanh toán.

Công thức tính Tỷ lệ thanh toán tức thời:

Tỷ lệ thanh toán tức thời  = Tiền và CKTK cao / Nợ ngắn hạn

Tuy nhiên, tỷ lệ này nếu quá cao lại là điều không tốt vì điều đó có nghĩa là vòng quay của tiền quá chậm, hiệu quả sử dụng vốn như vậy là không cao.

Với những kiến thức trên về “Khả năng thanh toán hiện thời và các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán khác”, hi vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Xem thêm các bài viết liên quan khác như: 

Các tìm kiếm liên quan: khả năng thanh toán tức thời, hệ số thanh toán tức thời, khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số thanh toán hiện thời, nhận xét về hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán tức thời, tỷ số thanh khoản hiện thời, khả năng thanh toán hiện hành là gì, tỷ số thanh toán hiện hành, công thức tính khả năng thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh bao nhiêu là tốt, cách tính khả năng thanh toán nhanh, công thức tính khả năng thanh toán nhanh, cách tính khả năng thanh toán hiện hành, …

Bình luận

1 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

N
Hồng Nhung

Dạ e làm đề tài về Khả năng thanh toán hiện thời của Doanh nghiệp ,các anh chị có thể cho e xin đề cương để tham khảo k ?

reply Trả lời
N
Hồng Nhung

Dạ e làm đề tài về Khả năng thanh toán hiện thời của Doanh nghiệp ,các anh chị có thể cho e xin đề cương để tham khảo k ?

reply Trả lời
Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm STEM cho trẻ mầm non hay
Sáng kiến kinh nghiệm STEM cho trẻ mầm non hay
Sáng kiến kinh nghiệm lớp học hạnh phúc mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm lớp học hạnh phúc mầm non hiệu quả
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là gì?
Thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm bằng Powerpoint mầm non ấn tượng
Thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm bằng Powerpoint mầm non ấn tượng
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi mới nhất 2025