Hotline 24/7: 0946883350

Email: ttcd.group@gmail.com

logo

Top 10 Mẫu Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước

5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Để có một bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước hay, học viên cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững chắc, đồng thời tham khảo nhiều nguồn tin và bài tập mẫu để biết cách triển khai bài tiểu luận của mình chính xác và hấp dẫn người đọc. Dưới đây là TOP 10 bài tiểu luận để các bạn tham khảo.

1. Tìm hiểu tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính

Tiểu luận quản lý nhà nước cuối khóa được áp dụng với các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chuyên chính với mục đích nâng cao năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn, phát huy tính độc lập sáng tạo trong tư duy thông qua việc phân tích và xử lý những vấn đề thực tiễn xảy ra trong quá trình quản lý nhà nước. Từ đó có thể củng cố và nâng cao năng lực chuyên viên và bồi đắp những kỹ năng cần thiết như kỹ năng viết, kỹ năng độc lập trong tư duy, tổ chức thực hiện và giải quyết vấn đề.

10 Mẫu Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước

10 Mẫu Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước

2. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về tài chính

Tên đề tài: "Xử lý tình huống về  mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn Yên Thế"

Giới thiệu đề tài:

Trong thời kỳ kinh tế hiện nay, hoạt động tài chính trở nên khá phức tạp, thể hiện ở nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, việc cân đối thu chi ngân sách nhà nước là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và các cấp chính quyền.

Do đó, việc nắm chắc và vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động cân đối ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết, góp phần giúp đảm bảo tài chính cho các cấp chính quyền trung ương và địa phương.

Bằng việc vận dụng những kiến thức bồi dưỡng ngạch chuyên viên, tác giả Nguyễn Quốc Trình đã hoàn thành bài tiểu luận nhằm nêu lên phần nào nguyên nhân, hậu quả cùng những phương hướng để giải quyết tình trạng mất cân đối trong việc thu chi ngân sách nhà nước tại Yên Thế, Yên Bái.

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về tài chính

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về tài chính

Xem chi tiết bài tiểu luận TẠI ĐÂY

3. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa

Tên đề tài: Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng muốn gửi tới các bạn mẫu tiểu luận với đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”.

Giới thiệu đề tài:

Quản lý nhà nước về văn hóa là những hoạt động cụ thể của cơ quan, đoàn thể và bộ máy nhà nước trong việc quản lý hành chính, với mục đích giữ gìn và phát huy những truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Hoạt động này chủ yếu là xây dựng và thi hành những chính sách góp phần nâng cao văn hóa cộng đồng.

Các vấn đề văn hóa chủ yếu bao gồm:

  • Văn hóa nghệ thuật.
  • Văn hóa- xã hội.
  • Di sản văn hóa.

Tác giả đã thực hiện khảo sát để đánh giá khách quan thực trạng quản lý văn hóa trên địa bàn thị xã Phú Thọ, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực trong công tác quản lý cho Ủy ban nhân dân Thị Xã.

Tham khảo chi tiết bài Tiểu luận TẠI ĐÂY

4. Tiểu luận tình huống về tranh chấp đất đai

Tên đề tài:  Bài tiểu luận với đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta”.

Giới thiệu đề tài:

Trong bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về đất đai, tác giả phải nghiên cứu thực trạng và những vi phạm đất đai còn tồn đọng, sau đó áp dụng một cách chính xác đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng và nhà nước để đưa ra những biện pháp xử lý tốt nhất.

Cấu trúc đề tài:

Một bài tiểu luận tình huống liên quan đến tranh chấp đất đai thường được chia thành 4 phần quan trọng, và bài mẫu chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây cũng không ngoại lệ.

  • Đặt vấn đề: sử dụng lối hành văn khéo léo để nêu bật được tính cấp thiết của đề tài, bên cạnh đó còn cần nêu đầy đủ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu chứng minh tính khả thi của sản phẩm.
  • Nội dung tình huống: mô tả cụ thể về hoàn cảnh ra đời cũng như diễn biến tính đến thời điểm hiện tại của tình huống. Sau đó cần phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vấn đề nếu không được khắc phục kịp thời và chính xác.
  • Giải quyết tình huống: bằng khả năng tư duy của mình, cùng những dữ liệu thu thập được, tá giả tiến hành đề xuất phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhất.
  • Kết luận và kiến nghị: nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai. Cuối cùng kiến nghị những chính sách hợp lý để cải tiến những bất cập trong bộ máy còn tồn đọng.

Link bản Full đầy đủ TẠI ĐÂY

5. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giáo dục

Tên đề tài: Tình huống xử lý tình trạng sinh viên rút hồ sơ thôi học chuyển trường khác.

Giới thiệu đề tài:

Với phương châm phát triển lấy con người làm gốc rễ, Đảng và nhà nước luôn chú trọng phát triển giáo dục, nỗ lực khắc phục những tồn đọng trong hệ thống. Bài tiểu luận dưới đây đi sâu vào nghiên cứu một trong những thực trạng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đang gặp phải, đó chính là việc rút hồ sơ thôi học để chuyển trường khác của sinh viên.

Ảnh bìa tiểu luận:

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giáo dục

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giáo dục

Tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY

6. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về y tế

Tên đề tài: “Xử lý hành chính về hành vi khám bệnh ngoài giờ vượt quá phạm vi chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Văn A tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”.

Giới thiệu đề tài:

Hiện nay, năng lực khám chữa bệnh của y tế tại Việt Nam đang dần từng bước nâng lên. Người dân dần dần được tiếp cận với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến. Đạo đức, thái độ phục vụ cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng và nâng cao.

Tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế. Để góp phần cải thiện tình trạng trên, cần có sự can thiệp của nhà nước và Bộ Y tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ngành nghề này.

Bài tiểu luận Tri Thức Cộng Đồng giới thiệu dưới đây đi sâu vào giải quyết một trong những tình huống cụ thể còn tồn đọng. 

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

7. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về thuế

Tên đề tài tiểu luận: "Xử lý chây ỳ nợ tiền thuế của một số hộ ở xã C huyện B "

Giới thiệu nội dung:

Hiện nay, nhà nước sử dụng thuế làm công cụ điều tiết nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nợ thuế đã có những chuyển biến được đánh giá là tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt được. Bài tiểu luận giải quyết một trong số những vấn đề đang còn tồn tại.

Những nội dung chính:

Bài tiểu luận này bao gồm những nội dung chính sau:

  1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
  2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
  3. PHÂN TÍCH RÕ NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ VẤN ĐỀ
  4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN
  5. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN

Xem toàn bộ nội dung bài tiểu luận TẠI ĐÂY

8. Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về môi trường

Tên đề tài: “Xử lý vi phạm về việc khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường tại Phường S, Thị xã Cao Bằng”.

Giới thiệu đề tài:

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là khoáng sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, môi trường đang ngày một xuống cấp, thậm chí một số nơi bị ô nhiễm trầm trọng. 

Đây là một trong những lý do thôi thúc tác giả  Hoàng Thị Thu hoàn thành bài tiểu luận.

Ảnh bìa bài tiểu luận:

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về môi trường

Ảnh bìa tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về môi trường

Xem đầy đủ bài tiểu luận TẠI ĐÂY

9. Tiểu luận tình huống quản lý hành chính nhà nước

Tên đề tài: "Không đăng ký khai sinh, hậu quả, trách nhiệm thuộc về ai?"

Giới thiệu đề tài:

Một trong những bài tiểu luận nổi bật thuộc lĩnh vực hành chính là đề tài tài của tác giả Cao Cường. Đề tài được thực hiện khi hiện nay việc đi khai sinh cho con còn nhiều bất cập, đặc biệt tại các vùng dân tộc thiểu số. Việc này gây ra những hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của trẻ em.

Bài tiểu luận trên của tác giả Cao Cường bao gồm các nội dung chính sau:

Nội dung Tiểu luận tình huống quản lý hành chính nhà nước

Nội dung Tiểu luận tình huống quản lý hành chính nhà nước

Chi tiết bài tiểu luận TẠI ĐÂY

10. Cấu trúc tiểu luận chuyên viên chính

Cấu trúc bài tiểu luận chuyên viên chính

Cấu trúc bài tiểu luận chuyên viên chính

Như đã nêu ở trên, mỗi bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước sẽ bao gồm 4 phần nội dung chính. Cụ thể với cấu trúc như sau:

  • BÌA NGOÀI (bìa màu). Bìa tiểu luận sẽ chứa những nội dung: tên đơn vị đào tạo, cơ quan chủ quản, tên đề tài tiểu luận chuyên viên chính, lớp và thông tin cá nhân của học viên.
  • BÌA TRONG ( bìa trắng): giống bìa đầu nhưng tin giấy A4 thông thường.
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục
  • Mở đầu: nêu bật được lý do chọn đề tài và mục tiêu đạt được sau khi hoàn thành bài tiểu luận.
  • Phần I: Mô tả tình huống
  • Phần II: Phân tích tình huống
  • Phần III: Kết luận và đề xuất

Trong phần đề xuất cần nêu được những nội dung chính như:

Đưa ra mục tiêu, quan điểm.

Đề xuất các giải pháp và các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời nêu kế hoạch triển khai các phương án đó.

Kiến nghị và kết luận.

Nêu các kiến nghị lên cấp trên (nếu đơn vị bạn đang làm việc không đủ thẩm quyền).

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (nếu có )
  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT (nếu có )
  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU (nếu có )
  • DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ (nếu có)

Bạn có thể tìm hiểu đầy đủ cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh tại bài viết: >> Cấu trúc bài tiểu luận

11. Bố cục nội dung chính

Bố cục của tiểu luận tình huống
Bố cục của tiểu luận tình huống

Nhìn chung, giống như các dạng tiểu luận khác, tiểu luận về tình huống cũng có ba phần chính bao gồm mở bài, thân bài và kết bài. 

Tuy nhiên, cách triển khai của dạng bài này có chút khác biệt so với những dạng bài thông thường. 

Nắm được bố cục của tiểu luận về tình huống một cách chắc chắn sẽ giúp bạn đi đúng hướng, tránh quanh co, lạc đề. 

11.1. Mở bài tiểu luận tình huống

Ở phần mở bài, bạn cần nêu ra được ba ý chính, bao gồm mục đích, lý do lựa chọn chủ đề và tên đề tài của bài tiểu luận tình huống. 

Mục đích làm tiểu luận thường hướng đến giải quyết vấn đề, lý do lựa chọn chủ đề thường là do tính cấp thiết và thực tế của vấn đề mà tình huống đặt ra. 

Lưu ý khi viết mở bài bạn nên tránh lan man không trọng tâm mà cần trả lời trực tiếp các ý trên. Mở bài yêu cầu sự ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích, đảm bảo rằng người đọc sẽ hình dung ra được những nội dung tiếp theo trong phần thân bài. 

11.2. Thân bài tiểu luận tình huống

– Phần 1: Mô tả tình huống: thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện, chỉ ra vấn đề phát sinh, thực trạng hạn chế, khó khăn cần giải quyết 

Những dữ liệu như thời gian, địa điểm, nhân vật và sự kiện đều đã được đưa ra ở đề bài. Nhiệm vụ của bạn đó là diễn đạt lại theo một cách khác, tránh việc lặp lại y nguyên đề bài. Lưu ý khi diễn đạt cần đảm bảo không thay đổi ý đồ của đề bài. 

Sau khi đã paraphrase lại các dữ kiện, bạn cần dựa vào những thông tin đó và chỉ ra vấn đề còn tồn đọng, thực trạng hạn chế và những thách thức, khó khăn cần được xử lý và giải quyết. 

Tuy nhiên, bạn tránh đi sâu vào phân tích chuyên sâu mà chỉ nên đơn thuần trình bày quan điểm của bạn về tình huống đó. 

– Phần 2: Phân tích tình huống 

Đây chính là phần cần đến khả năng phân tích và đánh giá của bạn. 

Trước tiên bạn cần hệ thống, trình bày những cơ sở lý luận và pháp lý để phân tích. Đây được coi như bản lề, tiền đề và công cụ để bạn sử dụng vào trong bài luận. 

Tiếp đó là bước đi sâu vào vấn đề mà tình huống đưa ra. 

Hãy đặt ra những câu hỏi như thực trạng của vấn đề này ra sao, mức độ đúng sai thế nào, có những yếu tố nào mâu thuẫn với nhau, nguyên nhân và hậu quả để lại là gì? Trả lời câu hỏi này chính là bạn đang tiến hành đánh giá và phân tích tình huống. 

– Phần 3: Đề xuất phương án giải quyết tình huống 

Khi đã trình bày một cái nhìn thấu đáo về vấn đề thì giờ là lúc để bạn đưa ra những phương án giải quyết tối ưu nhất. 

Để biết đâu ra phương án tối ưu, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, khi đã có mục tiêu thì những phương án, kế hoạch giải quyết sẽ được soi chiếu xem chúng hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đề ra. 

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến tính thực tế của phương án đó, xem nó có khả thi ở thời điểm hiện tại hay không?

Nếu như những phương án, kế hoạch mà bạn trình bày chưa khả thi do bạn chưa đủ thẩm quyền để thực hiện thì giải pháp đó là nêu ra các kiến nghị cần thiết. 

Những kiến nghị này có thể hướng đến những cơ quan chức năng, những đối tượng liên quan, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến vấn đề. 

11.3. Kết bài tiểu luận tình huống

Cuối cùng là phần kết luận của tiểu luận sẽ khẳng định lại một cách ngắn gọn tính đúng đắn của phương án, cách thức giải quyết vấn đề, đóng góp của tiểu luận.

Tóm lại, một bài tiểu luận về tình huống khi phân tích cần làm nổi bật rõ ràng vấn đề mà tình huống đưa ra, những phương án giải quyết cũng phải tối ưu nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý gắn những tình huống đó với kiến thức và kỹ năng đã được học, được đào tạo, tránh sa đà vào những phạm vi không liên quan. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết tiểu luận hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ GIÁ THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN của chúng tôi.

12. Các bước tiến hành làm tiểu luận tình huống

12.1. Chọn tên đề tài

Tiểu luận tình huống
Tiểu luận tình huống

Tên đề tài là phần đầu tiên và quan trọng nhất khi làm một bài tiểu luận về tình huống. 

Chỉ cần dựa vào đề tài người đọc, người chấm cũng sẽ đánh giá được năng lực, cái nhìn, khả năng khai thác của bạn có mới mẻ không, bạn có am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu hay không. 

Hơn nữa, việc xác định tên đề tài cũng giúp bạn định hướng tốt hơn cho bài viết tránh lan man, lạc đề. Do đó hãy chọn tên đề tài sao cho phù hợp với lĩnh vực đang học tập và nghiên cứu của mình. 

12.2. Triển khai bài tiểu luận tình huống theo cấu trúc 

Khi đã có tên đề tài tiểu luận tình huống hoàn chỉnh thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là bám sát các cấu trúc đã có sẵn và thực hiện đầy đủ theo những bước này. 

Tuy nhiên có một lưu ý đó là trước khi triển khai các phần thành lời văn chi tiết, bạn hãy vạch những ý chính của từng phần ra để không bị bỏ quên khi viết bài. 

Hơn nữa, điều này cũng giúp bạn kiểm soát được dung lượng và thời gian làm tiểu luận. 

12.3. Chỉnh sửa bài tiểu luận

Khi đã hoàn thiện xong bài thì bạn cần phải đọc lại bài viết của mình một cách kỹ càng, tìm và chỉnh sửa những lỗi sai nhỏ nhất từ chính tả, ngữ pháp… Những lỗi này rất có thể sẽ gây mất điểm đối với người chấm. 

13. Lưu ý khi viết bài tiểu luận

Những lưu ý khi viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

Những lưu ý khi viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

  • Lựa chọn tình huống: tình huống quản lý nhà nước kể về sự kiện đã xảy ra, trong đó xuất hiện các vấn đề gay cấn đồi hỏi cán bộ và công chức nghiên cứu để tìm ra phương án giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
  • Mô tả tình huống: mô tả tình huống phải đầy đủ tình tiết khách quan, ví dụ như địa điểm thời gian, nhân vật, sự kiện,... Tình huống có thể hư cấu nhưng hư cấu phải dựa trên thực tế, chặt chẽ, logic và lôi cuốn, đặt ra được những câu hỏi mở để cán bộ, công chức suy nghĩ tìm cách giải quyết.
  • Xác định mục tiêu xử lý của tình huống: xác định mục tiêu là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “giải quyết vấn đề này để làm gì”, thông thường sẽ là tăng cường kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của công dân cũng như nhà nước.
  • Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống: có thể hướng vào nội dung về thiếu sót trong tổ chức nhà nước, hay bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,... để phân tích nguyên nhân. Hậu quả sẽ xét trên khía cạnh tổn hại kinh tế, xã hội, gây bất bình trong bộ phận quần chúng nhân dân,...
  • Xây dựng phương án và lựa chọn phương án tối ưu: tùy vào mục tiêu đặt ra ban đầu mà chúng ta xây dựng những phương án xử lý khác nhau. Cần xây dựng 2-3 phương án và phân tích kỹ ưu nhược điểm để tìm ra phương án tối ưu nhất.
  • Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn: kế hoạch cần chỉ rõ nhiệm vụ và thời gian, cách thức thực hiện, phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức và biện pháp tiến hành.

Để biết cách trình bày 1 bài tiểu luận đúng chuẩn, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết:>> Cách trình bày tiểu luận

Trên đây là những mẫu tiểu luận tình huống quản lý nhà nước nổi bật trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chuyên chính. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể làm tốt bài tiểu luận của mình, tạo tiền đề làm việc khi trở về cơ quan, đơn vị công tác sau này.

Bình luận

0 bình luận

Sắp xếp: Mới nhất

Đăng ký nhận tư vấn
Số điện thoại là bắt buộc ! Số điện thoại không hợp lệ !
Tin tức mới nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh tiêu biểu
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh tiêu biểu
Sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học hay & thú vị
Sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học hay & thú vị
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất 2025
Sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh tiểu học hay nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiếng Anh tiểu học hay nhất
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì?